Việt
nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, buất khuyất, đã có biết
bao người con của dân tộc Việt Nam không quên than mình chiến đấu anh dũng, hy
sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, đem lại cuộc sống hòa bình cho nhân dân để
chúng ta có được như ngày nay, đây là những công lao vô cùng to lớn không có gì
sánh được. Kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ ngày 27/7/2017 là dịp để
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta có dịp nhìn lại, ôn lại những việc làm,
những công lao đóng góp vô cùng to lớn của các anh hùng, liệt sỹ, thương binh,
bệnh binh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cách đây 70 năm, ngày 27-7-1947
được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Ngày Thương binh toàn quốc “sau đó được đổi là Ngày thương binh, liệt
sĩ”. Ngày này đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn thúc giục, nhắc nhở
toàn Ðảng, toàn dân ta phát huy hơn nữa truyền thống "uống nước nhớ nguồn", một đạo lý nhân văn cao đẹp của
dân tộc ta với hàng nghìn năm lịch sử hào hùng. Vào ngày này, toàn Ðảng, toàn
dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt
sĩ và củng cố quyết tâm làm tốt công tác này hơn nữa đối với người có công với
cách mạng. Nhìn lại tiến trình lịch sử, trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc
nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về
người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và
quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống
nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây" mà mỗi chúng
ta cần phải ghi và phát huy. Thực tiễn ở các miền quê, ở mỗi địa phương của
nước ta cho thấy rằng từ nhiều đời nay luôn có tập tục lập miếu thờ, đền thờ
những người có công dựng nước và giữ nước như: anh hùng có công đánh giặc giữ
nước, ông tổ làng nghề, người phá hoang lập làng, lập ấp... Có thể nói, truyền
thống quý giá này được nâng lên một chất mới khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được thành lập (tháng 8-1945), một chế độ xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử
nước nhà, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ vĩ đại. Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa thành lập chưa được bao lâu thì kháng chiến bùng nổ, chúng ta phải
tiếp tục chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và giặc ngoại xâm, trong hoàn cảnh vừa
chiến đấu, vừa xây dựng đất nước, một hoàn cảnh hết sức khó khăn về nhiều mặt.
Tuy nhiên, Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm giải quyết tốt chính
sách thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, nên đã tạo sức mạnh to
lớn góp phần đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, mặc dù chúng mạnh hơn ta gấp
nhiều lần.
Thực tiễn cho thấy, khi cả nước thống nhất
đi lên xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới; công tác đền ơn đáp
nghĩa của Ðảng và Nhà nước ta có những bước phát triển mới cả về bề rộng lẫn
chiều sâu. Ðảng và Chính phủ đã có nhiều chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của
Ðảng đối với công tác thương binh, liệt sĩ. Ðặc biệt, Nhà nước đã ban hành Pháp
lệnh về người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định về Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng, với nội dung cơ bản là xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa đối với
thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và những người có công với nước,
làm sao cho các gia đình thuộc diện chính sách này ở các địa phương có mức sống
ngang bằng hay khá hơn mức sống trung bình ở địa phương cư trú. Theo đó, là ở
mỗi địa phương, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân phải có trách nhiệm giúp
đỡ, hỗ trợ các gia đình trong diện chính sách phát triển kinh tế, xóa đói, giảm
nghèo, làm cho họ có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Đây chính là những mốc
son, dấu ấn, đánh dấu tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc, trách nhiệm lớn lao và
quyết tâm hành động rất lớn của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc
đền đáp công ơn to lớn đối với những người đã vì đất nước, vì Tổ quốc, vì nhân
dân sẵn sang xả thân quên mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của
nhân dân. Thực tiễn qua hơn 30 năm đổi mới của đất nước với nhiều thắng lợi về
mọi mặt, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa đã
giành được nhiều thắng lợi to lớn được nhân dân đánh giá cao. Tính đến nay, cả
nước có hơn 50 vạn thân nhân liệt sĩ, gần 60 vạn thương binh, bệnh binh,
hơn 43 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (còn sống là 7.120 người), hơn 13 nghìn
người có công với nước. Hằng năm, Ðảng, Nhà nước cùng toàn dân đã chi một số
tiền rất lớn vào công tác đền ơn đáp nghĩa, nhằm giúp đỡ các gia đình thuộc diện
chính sách vượt qua khó khăn, đặc biệt là làm sao động viên họ phát huy ý chí
tự lực, tự cường để vươn lên và làm gương giúp đỡ người khác cùng phát triển.
Do đó, đời sống của các đối tượng gia đình chính sách được cải thiện rõ rệt, là
phong trào này đã ăn sâu bám rễ và ngày càng phát triển trong xã hội ta, từ
thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi; từ đồng bào người Kinh đến
đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như đồng bào có đạo trong cả nước. Nhiều tổ
chức, cá nhân, tập thể, địa phương đã thực hiện rất tốt công tác này và trở
thành điển hình xuất sắc để chúng ta học tập, noi theo. Các địa phương như Hà
Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh hay các ngành như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... là những nơi có phong trào đền
ơn đáp nghĩa tổ chức thực hiện rất tốt và đạt hiệu quả rất cao. Với phương châm
"Nhà nước và nhân dân cùng làm",
cả nước đã chăm sóc tốt các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng cũng như những người có công với nước, làm dịu bớt nỗi đau mất mát của
họ sau những năm chiến tranh khốc liệt. Cả nước đã quy tập, sửa sang, nâng cấp
3.000 nghĩa trang liệt sĩ và hàng vạn công trình ghi công khác; xây hơn 300.000
nhà tình nghĩa; lập quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt 200 tỷ đồng; tặng hơn 60.000 sổ
tiết kiệm, hàng vạn vườn cây, ao cá, giếng nước nghĩa tình giúp các gia đình
chính sách; đào tạo và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn con em gia đình chính
sách...Mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi tập thể, cá nhân đã phát huy mọi điều
kiện, khả năng của mình để làm nhiều việc tốt đền ơn đáp nghĩa. Ðây là những
việc làm mang đậm chất nhân văn mà chúng ta rất trân trọng và tiếp tục phát
huy. Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng
trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội; tăng trưởng
kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng
như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để
đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có
công với nước. Nhưng cũng thấy rằng, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa trong
công tác này nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh,
cống hiến cho đất nước để có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Ðó là
trách nhiệm xã hội của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trước lịch sử dân tộc, đất
nước. Trong thời gian tới, chúng ta càng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
càng đi sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế thì việc bảo toàn, phát huy các giá
trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc càng là vấn đề cấp thiết, trong đó có đạo lý
truyền thống "uống nước nhớ
nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây". Ðây còn là việc làm
tốt nhất nhằm giáo dục toàn Ðảng, toàn dân, nhất là thế hệ trẻ, gìn giữ, phát
huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có thể nói, xã hội càng
hiện đại, kinh tế - xã hội càng phát triển thì yêu cầu về phát triển văn hóa,
văn minh tinh thần càng cấp bách hơn bao giờ hết. Ðiều này nhắc nhở chúng
ta phải có trách nhiệm rất lớn lao trong công tác đền ơn đáp nghĩa nói riêng,
trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp văn hóa dân tộc đây
chí là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Ðể làm tốt công tác đền ơn đáp
nghĩa trong thời gian tới, một số yêu cầu có tính quyết định mà toàn Ðảng, toàn
dân và toàn quân cần phải tập trung thực hiện tốt đó là:
Một
là, nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Ðảng trong công tác thương binh,
liệt sĩ cũng như việc ban hành chính sách, chế độ đối với cá nhân, thân nhân và
gia đình thuộc diện chính sách xã hội nói chung. Ðiều quan trọng nhất là, mỗi
tổ chức đảng, mỗi cán bô, đảng viên phải hăng hái, gương mẫu đi đầu trong thực
hiện công tác đền ơn đáp nghĩa để quần chúng lấy đó làm gương noi theo và học
tập.
Hai
là, củng cố, phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong công tác đền
ơn đáp nghĩa, trong đó chú ý nâng cao hiệu quả quản lý của các bộ, ngành liên
quan, như Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, các cơ
quan, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội...
Ba
là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính làm tốt việc giải quyết các công
việc tồn đọng trong chiến tranh. Làm sao cho các gia đình chính sách được hưởng
đầy đủ quyền lợi chế độ chính sách đãi ngộ của Ðảng, Nhà nước, không bỏ sót
trường hợp nào. Qua đó cũng không thể để xảy ra sai phạm hay nảy sinh tiêu cực
trong lĩnh vực này, lợi dụng để trục lợi cá nhân.
Bốn
là, phát huy hơn nữa cơ chế Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ. Trong những năm qua, vai trò làm chủ của nhân dân rõ ràng là có hiệu quả
to lớn, nhất là thông qua các hoạt động sôi nổi có hiệu quả của các tổ
chức chính trị xã hội tiêu biểu là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp dưới sự
lãnh đạo của Ðảng. Tấm lòng của mỗi cá nhân, tập thể, các nhà hảo tâm, thậm chí
của cả các cháu thanh, thiếu niên đã được huy động rất tốt vào công tác đền ơn
đáp nghĩa; thật sự đã trở thành lực lượng không thể thiếu trong công tác
này.
Năm
là, cần có cơ chế chính sách phát huy hơn nữa vai trò to lớn của đông đảo
quần chúng trong công tác này thông qua các phong trào thi đua yêu nước động
viên khen thưởng công minh. Cần phát huy nhân rộng các điển hình tiên tiến sao
cho sâu hơn, rộng hơn, kịp thời hơn và hiệu quả hơn đối với công tác đền
ơn đáp nghĩa.
Sáu
là, các phương tiện thông tin đại chúng cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ
chức, cá nhân tích cực tham gia vào việc làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước, các phương tiện thông tin
đại chúng cần phát huy thành tích đã đạt được làm tốt hơn nữa việc tuyên
truyền đường lối chính sách của Ðảng, luật pháp của Nhà nước, đồng thời vận
động nhân dân thi đua làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và đền ơn đáp nghĩa
đối với các gia đình chính sách. Chúng ta
tin rằng với bản lĩnh và truyền thống của mình, các phương tiện thông tin đại
chúng sẽ làm tốt hơn rất nhiều công tác này trong thời gian tới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét