Trải qua 87 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã từng bước thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. 15 năm
sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công,
đánh đuổi đế quốc, thực dân, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước công
nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc
Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Khi thực dân Pháp trở
lại xâm lược Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng,
của Bác Hồ, lên đường kháng chiến và cuối cùng đã giành được thắng lợi to lớn,
đánh thắng đế quốc xâm lược và lập lại hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.
Ngày nay, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang
một giai đoạn mới. Những mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam do Đảng xác
định từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay đang được thực hiện từng bước. Đất
nước đã được độc lập, nhân dân đã được tự do. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân
lao động vẫn còn nhiều khó khăn. Kinh tế đất nước vẫn chưa phát triển mạnh. Các
nguy cơ đe dọa đất nước, chế độ vẫn còn rình rập. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt
Nam vẫn cần kiên định sứ mệnh lịch sử của mình, lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều biến động phức
tạp, đưa nước ta trở thành một nước giàu mạnh của khu vực và thế giới. Chỉ có
như vậy, nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam mới vững bền, sự nghiệp cách mạng của Đảng mới thành công trọn vẹn.
Hiện nay, ở Việt Nam, không có một lực lượng
chính trị - xã hội nào ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, uy
tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua những thử thách nguy nan để đến bờ
vinh quang. Cái gọi là những xu hướng tư tưởng của một số người tự xưng “đi tìm
con đường cứu nguy cho dân tộc”, “tìm con đường thứ 3” và rằng họ muốn đa nguyên,
đa đảng, muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; quan điểm tư
tưởng của những người muốn đa nguyên, đa đảng chỉ là sự diễn nôm lại lý thuyết
tư sản, được che đậy bằng chiếc áo “cách mạng” để mị dân mà thôi.
Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang lại thắng lợi cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; có sứ mệnh và khả năng lãnh đạo nhân
dân Việt Nam xây dựng thành công chế độ xã hội mới. Điều 4 Hiến pháp năm 1992
quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đánh giá
cao vai trò và sự cống hiến của các bậc sĩ phu yêu nước, của các lực lượng cách
mạng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Thế nhưng, để trao sứ mệnh cứu
nước, cứu dân ra khỏi cảnh lầm than, dân tộc ta, nhân dân ta đã chọn giai cấp
công nhân và chính đảng của nó. Đó là sự lựa chọn của lịch sử. Vì vậy, ngày nay
không một lực lượng chính trị nào ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ điều kiện
và khả năng để lãnh đạo, xây dựng đất nước trên con đường giàu mạnh, văn minh,
tiến bộ. Dân tộc Việt Nam chỉ có thể đi theo con đường mà Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hướng.
Trước sau như một, Đảng Cộng
sản Việt Nam trung thành với lý tưởng cộng sản, với chủ nghĩa
Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ chí Minh; trung thành với lợi ích của giai cấp, của dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Không bao giờ Đảng lại hy sinh
quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác. Ngày
nay, thế giới có thể có những biến đổi phức tạp, đất nước có thể có nhiều
chuyển biến mới nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam quyết không từ bỏ sứ mệnh lịch sử,
không đổi thay mục đích phấn đấu của mình, vẫn kiên định lập trường giai cấp
công nhân, lấy cái bất biến ứng phó cái vạn biến đặng mưu cầu lợi ích nhiều hơn
cho dân, cho nước. Đó là: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng; chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam của Đảng; độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu phấn đấu của Đảng; đấu
tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc
là sứ mệnh của Đảng. Cái bất biến này thấm vào trong từng tế bào của Đảng,
trong mọi hoạt động nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của Đảng.
Mọi sự đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, về Đảng Cộng sản, về cách
mạng xã hội chủ nghĩa đều phải xuất phát từ những vấn đề có tính chất cốt tử
đó. Nếu xa rời thì Đảng sẽ không thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình đối
với giai cấp và dân tộc.
Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với giai cấp và dân tộc là vấn đề chiến lược có tính nguyên tắc,
bởi vậy, cần kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo
nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng cần tích cực tổng kết thực tiễn kết hợp
với nghiên cứu lý luận để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo
của Đảng, không ngừng bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực cơ chế lãnh đạo
của Đảng đối với Nhà nước, xã hội nói chung và các lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam nói riêng trong thời kỳ mới./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét