Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Giá trị thực tiễn của Cách mạng Tháng Tám 1945 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước 72 năm qua

Đầu năm 1945, quân đội Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường Châu Âu, giải phóng một loạt nước. Ngày 16-4-1945 chiến dịch tiến công Beclin thắng lợi, Đức phải buộc phải ký văn bản đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh vô điều kiện, lò lửa chính của chiến tranh thế giới thứ hai bị dập tắt. Ngày 8 – 8 -1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng chống phát xít đối với quân phiệt Nhật đã chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai, tạo điều kiện cho nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa châu Á trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong nước, trải qua nhiều thử thách cam go và các cuộc diễn tập quan trọng như Cao trào Xô – Viết Nghệ Tĩnh 1931 – 1939, Cao trào Dân chủ 1936 – 1939, phong trào kháng Nhật cứu nước ngày càng dâng lên mạnh mẽ.

Tình hình quốc tế, trong nước có nhiều thuận lợi đòi hỏi Đảng ta phải có những quyết sách sáng suốt nhằm đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

Ngày 9 – 3-1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động phong trào kháng Nhật, cứu nước. Ngày 12-3-1945 ban hành rộng rãi Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị quan trọng này đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, chủ động và sáng tạo của Đảng, chỉ rõ phương hướng và biện pháp hành động cách mạng đúng đắn trong cao trào kháng Nhật, cứu nước, mở đường đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước ta đồng loạt đứng dậy, tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Thứ nhất, Cách mạng Tháng Tám đã mở đầu sự đổi mới sâu sắc và toàn diện cho dân tộc ta, nhất là sự thay đổi về chính trị. Chế độ thuộc địa và chuyên chế phong kiến đã được thay thế bới chính thể dân chủ cộng hòa – nhà nước dân chủ kiểu mới của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tư tưởng, quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam được khởi nguồn từ cách mạng Tháng Tám đã khẳng định sự đổi mới căn bản thể chế chính trị, tạo động lực mới cho việc xây dựng và phát triển đất nước từ đó đến nay.

Thứ hai, Cách mạng Tháng Tám khởi đầu sự giải phóng xã hội. Nhà nước cách mạng ngay từ khi thành lập đã quan tâm đến quyền tự do, dân chủ, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, quyền ứng cử, bầu cử, tham gia xây dựng chính quyền. Các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 ra đời là sự tiếp nối tư tưởng, tinh thần của Cách Mạng Tháng Tám, bảo đảm ngày càng đầy đủ quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

Thứ ba, Đảng và Nhà nước ta đã phát huy bài học của Cách mạng Tháng Tám trong việc huy động lực lượng quần chúng tham gia các phong trào cách mạng, phng trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn trong toàn xã hội, quan tâm đến lợi ích chính đáng, trực tiếp của nhân dân, dựa vào dân, phát huy vai trò sáng tạo của nhân dân để lãnh đạo công cuộc tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo nền kinh tế, xây dựng và hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất… Đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đang được thể chế hóa, hệ thống pháp luật, chính sách ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, tạo điều kiện khơi dậy sức mạnh nội lực, tranh thủ ngoại lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Thứ tư, Từ Cách mạng Tháng Tám, các quan điểm chiến lược về con người, về giáo dục và đào tạo con người mới được hình thành và phát triển. Nhiều chủ trương, chính sách lớn về phát triển văn hoá, giáo dục được ban hành, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, quyền lợi của mọi người dân, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ tốt cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Những chính sách về lao động, việc làm, bảo vệ người lao động, chăm sóc thương binh, gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng… được chú trọng hoàn thiện. Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội từng bước được mở rộng, hướng tới bảo đảm công bằng trong các chính sách hỗ trợ, không để sót đối tượng, nhằm bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội được bảo vệ về cuộc sống.

Thứ năm, Phát triển những tư tưởng chiến lược về ngoại giao từ Cách mạng Tháng Tám, chúng ta đã giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổm, sự lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, ổn định chính trị - xã hội và trật tự, an toàn xã hội, phát triển quan hệ đối ngoại mạnh mẽ.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Thứ nhất, Từ kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám, chúng ta luôn nắm vững đường lối tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn nhiệm vụ dân tộc với nhiệm vụ quốc tế, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, con đường kiên quyết dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng, giương cao ngọn cờ hòa bình, tranh thủ các khả năng hòa bình có thể được nhằm tạo dựng nền hòa bình lâu dài trong độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, Ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh đoàn kết mới cho tất cả những người Việt Nam yêu nước, tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt trai, gái, trẻ, già, giàu nghèo, tín ngưỡng, dân tộc… dựa trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến cứu nước là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là bước phát triển mới về chất của chiến tranh yêu nước Việt Nam.

Thứ ba, Phát triển những quan điểm về xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân từ Cách mạng Tháng Tám, qua hai kháng chiến cứu nước, chúng ta đã xây dựng và tổ chức quân đội kiểu mới – quân đội của dân tộc, của nhân dân, từ nhân dân và vì nhân dân. Đường lối chiến tranh vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng kết hợp với bảo vệ và củng cố chế độ mới, xây dựng căn cứ đại – hậu phương trong chiến tranh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương được vận dụng và phát triển sáng tạo.

Kỷ niệm 72 năm ngày cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9 có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, là dịp tốt để mỗi cán bộ chiến sĩ chúng ta nhớ lại khí thế hào hùng của một thời kỳ lịch sử, tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta anh hùng.


Hôm nay thế hệ chúng ta nguyện hăng hái vươn lên phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động sáng tạo, tích cực đổi mới toàn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực. Tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, xây dựng chính quy chấp hành kỷ luật; xây dựng Đảng bộ TSVM, Học viện vững mạnh toàn diện. Nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...