Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

"Một mắt, một tay" đong đầy cảm xúc

Kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ( 27/7/1947 – 27/7/2017) là dịp mỗi chúng ta có dịp được tri ân các anh hùng liệt sỹ, chúng ta lại được ôn lại những câu chuyện xúc động về các tấm gương anh hùng liệt sỹ. Trong đó câu chuyện về " Một mắt một tay đong đầy cảm xúc" trong cuốn sách "Tấm gương bình dị mà cao quý" tiêu biểu cho một người thương binh vượt lên mọi hoàn cảnh để vươn lên trong cuộc sống và trái tim anh bao dung, đong đầy cảm xúc bằng việc làm cụ thể.
Người xưa nói: “ giàu 2 con mắt, khó 2 bàn tay ”. Chiến tranh đã lấy đi của anh một con mắt, một bàn tay nhưng bản lĩnh của 1 người lính đã vươn lên chiến thắng bệnh tật và vượt qua bao gian nan thử thách từ cuộc mưu sinh để tạo dựng cho mình một nghề nghiệp ổn định và gia đình đầm ấm sinh hoạt hằng ngày, đó là anh thương binh Nguyễn Văn Minh, quê  anh ở vùng trung du miền núi phía Bắc, Xã Đồng Ích, Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Anh sống tình cảm và giản dị nhưng anh là 1 tấm gương sáng dành cho những thanh niên khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn càng nhiệt huyết nhân hậu. Anh là thương binh hạng 2/4, là người lính trinh sát đăc công, rời quân ngũ năm 1971 bị thương tật 71%, lấy vợ rồi sinh con. Cuộc sống cơm áo thường ngày đè nặng trên vai người làm cha, buộc anh phải làm nhiều nghề. Từ mò cua, bắt ốc, lấy củi..v..v và trở thành ông chủ khéo tay nhất làng. Nhưng khi anh thấy đồng đội của mình còn những người còn tàn tật, tật nguyền, bị chất độc màu da cam anh đã xin nhận các cháu về nuôi và dạy nghề cho các cháu. Như cháu Nguyễn Văn Linh bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, cháu Phí Thanh Huyền bị câm điếc hoàn toàn từ lúc lọt lòng mẹ. Với lòng thương yêu con người, sự kiên trì bền bỉ, phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng. Anh đã dạy được 2 cháu học được nghề gò hàn ( cơ khí ) để giờ đây 2 cháu đã có cuộc sống ổn định và anh còn cưu mang cho nhiều cháu khác nữa cũng có hoàn cảnh khó khăn, tật nguyền và dạy cho các cháu học được nghề cơ khí và đã tìm việc cho 109 thanh niên khuyết tật ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Các học viên sau khi học nghề xong đều đủ tiêu chuẩn thi và được cấp giấy học nghề ở Quận Thanh Xuân – Hà Nội, cấp chứng chỉ nghề Nhà Nước. Căn nhà anh ở là một ngôi nhà cấp 4 và bộ bàn nghế salon nan và chiếc giường nằm đã cũ, gia sản đáng giá nhất của anh là hai Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng hai, ba, ba Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng một, hai, ba cùng mười một bằng khen, giấy khen của các cấp được treo ngay ngắn ở trên tường. Anh nói “ dù thân thể không hoàn thiện nhưng mình sống được như ngày hôm nay cũng may mắn lắm rồi, nhiều người lành lặn bươn trải với cuộc sống đã vất vả rồi nói gì đến người khuyết tật; trên thực tế vẫn có thái độ miệt thị với người khuyết tật như một gang nặng, để lại thì tức cắt bỏ thì đau. Chính vì thế tôi hiểu nỗi đau không dễ nói lên lời của những người không lành lặn, vì vậy tôi muốn giúp các anh thanh niên khuyết tật có một cái nghề tự nuôi bản thân. Tôi cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn qua việc làm ấy. Đây là một thương binh hạng 2/4 nhưng đã làm những việc cao cả, một con người có ý chí, nghị lực chiến thắng bệnh tật “ Tàn nhưng không phế”. Hình ảnh một người lính đã chải qua chiến tranh, một người lính trên trận chiến tuyến mới thật kiên cường và tình đồng chí đồng đội thật keo sơn, gắn bó. Tôi càng thấy hình ảnh một người lính cụ Hồ đích thực. Chiến tranh đã làm cho người lính mất đi một con mắt, một bàn tay, khi hòa bình lập lại anh lại bước vào một trận tuyến mới có ý chí sắt đá, không ngừng học tập vươn lên tật nguyền, biết vượt lên chính mình. Không những vậy mà người lính ấy còn biết chia sẻ nỗi đau với những người đồng đội, người tật nguyền, trang bị cho họ những kiến thức sống, tinh thần sống để họ vượt lên chính mình không lạc long với xã hội. Sống làm sao có ý nghĩa thực sự “ tàn nhưng không phế “ không phải là gánh nặng xã hội.
          Câu chuyện này có ý nghĩa giáo dục cho mọi tầng lớp thế hệ. Một con người tật nguyền như vậy mà phải bơn chải cuộc sống, ham học hỏi, cầu tiến bộ, một con người hiền lành giản dị trong sáng của tâm hồn, lành mạnh, chất phác, sống có lý tưởng cao đẹp, lạc quan, lòng nhân ái sâu sắc. Những con người khỏe mạnh hay những người công nhân, nông dân bươn chải với cuộc sống “ cơm áo gạo tiền “ hằng ngày để mưu sinh đã khó còn nói gì đến cưu mang người khác. Thực trạng hiện nay phần lớn người khỏe mạnh mà siêng năng chăm chỉ lao động nuôi con ăn học, không nề hà gì để kiếm tiền mưu sinh. Nhưng cũng có những người mạnh khỏe lại biếng nhác trong lao động sợ khó, sợ khổ, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của. Vì vậy mà cuộc sống gia đình rất khổ. Qua câu chuyện “ một mắt, một tay đong đầy việc nghĩa “ chúng ta so sánh với nhân vật Minh trong câu chuyện thì thấy anh Minh không nề hà bất cứ việc gì từ mò cua bắt ốc lấy củi làm nghề gò hàn miễn là nuôi được con. Vì vậy những người mạnh khỏe công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức cần biết quý trọng sức khỏe và phải siêng năng lao động, không sợ khó, sợ khổ, bất cứ việc gì đều làm miễn không vi phạm pháp luật nhà nước vì lao động là vinh quang là điều kiện để tồn tại của con người, lao động đã sáng tạo ra con người. Vậy xã hội bây giờ  những người giàu có có được những phẩm chất, đặc điểm như anh Minh không ? hay chỉ biết đến bản thân mình mà không mở lòng mình để chia sẻ ngọt bùi cùng những người tật nguyền, hoàn cảnh khó khăn. Nói đên tấm gương bình dị mà cao quý chúng ta không thể không nói đến chủ tịch Hồ Chí Minh “ tháp mười đẹp nhất bong sen, Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ “ Bác đẹp bời trong tư  tưởng của Bác có những phẩm chất hết sức cao quý đó là lòng yêu thương con người vô bờ bến, Bác đã đem cả cuộc đời mình để đấu tranh cho dân tộc ta, để giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, hết lòng phụng sự nhân dân, phụng sự tổ quốc, tinh thần quốc tế vô sản cao cả, ý thức cần cù lao động, lòng nhân ái, tinh thần yêu chuộng khoa học , văn học nghệ thuật, tính chân thực , giản dị, khiêm tốn, tinh thần cương nghị dũng cảm sáng tạo, lạc quan tin tưởng cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Bác nói “ muốn giữ được nhân cách, tránh khỏi hư hóa thì phải luôn luôn thực hành bốn chữ mà bác thường nói “ Cần kiệm liêm chính". “ Đem lòng chí công vô tư mà đối với người với việc. Ham làm những việc ích quốc lợi dân, không ham địa vị và công danh phú quý, khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước mà nghĩ đến đồng bào đến toàn dân đã “. Cuốn sách những tấm gương bình dị và cao quý là một trong những nội dung thực hiện chỉ thị số 06 – CT/TW về tổ chức cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để đẩy mạnh việc tuyên truyền, phát hiện những tấm gương tốt để phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên sâu rộng, có tác động lớn đến xã hội góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta trong thời kỳ mới. Những tấm gương bình dị mà cao quý cho chúng ta thấy rõ một người tuy rất bình thường có thể làm được những việc rất tốt, ai ai cũng có thể làm theo để phấn đấu “ Mỗi người tốt, mỗi việc tốt đều là những bông hoa, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”

          Vậy mỗi chúng ta ở đây được sống trong một môi trường quân đội khuôn khổ. Một môi trường được Đảng, nhà nước, quân đội chăm lo giáo  dục mọi mặt. Một môi trương mà ở đó con người được phát triển toàn diện về phẩm chất năng lực trí tuệ sức khỏe và nhân cách sống. Bản thân chúng ta là những con người may mắn khi được ông trời ban tặng cho thân thể nguyên vẹn thì hà cớ sao không làm được những việc như anh Nguyễn Van Minh trong câu chuyện “ Một mắt một tay đong đầy việc nghĩa”. Vì vậy mỗi chúng ta trước hết phải không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ. Rèn luyện ý chí kiên quyết và bền bỉ không sợ khó sợ khổ “ vượt nắng thắng mưa say sưa học tập “, tự bản thân mình khắc phục những khó khăn trong cuộc sống biết quý trọng gia đình, quý trọng lao động, thời gian không nề hà bất cứ việc gì sáng tạo trong công việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo cương vị chức trách, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng có trình độ lý luận cao biết đánh giá phân tích đúng sai một cách toàn diện, nhận thức đúng về con đường đi lên chủ nghĩa xa hội ở nước ta, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng và sự nghiệp đổi mới ở nước ta, chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, kỷ luật của quân đội, quy đinh của đơn vị. Không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống trong sáng giản dị lành mạnh, không xa hoa lãng phí, tiết kiệm thời gian, công sức lao động, biết quý trọng đồng tiền không bị đồng tiền quyến rũ, không bị lối sống thực dụng lôi kéo, không bị văn hóa đồi trụy tiêm nhiễm, không lô đề cờ bạc, không mê tín dị đoan, sống có văn hóa. Xây dựng tinh thần đoàn kết cao trong đơn vị, quan hệ cấp trên cấp dưới đúng mực, ham học hỏi, học đồng chí đồng đội, cấp trên cấp dưới cầu tiến bộ, có tinh thần thương yêu đồng chí đồng đội, có tinh thần biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,những người bị tật nguyền không xa lánh họ mà hãy sát cánh cùng họ chung sức chung lòng để tìm ra phương pháp để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, động viên họ cả về vật chất và tinh thần. Đồng thời kiên quyết đấu tranh với hiện tượng sai trái trong đơn vị sống  không có lập trường vững vàng, không biết phân biệt đúng sai, tư tưởng trung bình chủ nghĩa sống chỉ biết đến bản thân mình mà không kết hợp hài hào với lợi ích tập thể. Đặc biệt có biện pháp kiên quyết với những con người có lối sống thực dụng, tha hóa về phẩm chất đạo đức lối sống, sống buông thả, xa hoa, lãng phí, sống không biết mình là ai, coi thường mọi người, chống sự miệt thị đối với những người khuyết tật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...