Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

nhìn lại cách mạng tháng Tám

Đài BBC của Anh có đăng một bài viết của một người có tên là Trương Nhân Tuấn–tự xưng là một nhà nghiên cứu người Việt đang sinh sống tại Pháp. Bài viết có tiêu đề “ nhìn lại cách mạng tháng Tám”. Nội dung bài viết của ông Trương Nhân Tuấn thể hiện sự xuyên tạc, bóp méo sự thật của một sự kiện lịch sử chói lọi của dân tộc Việt Nam đó là Cách mạng tháng Tám – 1945. Ông ta xuyên tạc rằng: Việc 20 triệu người dân Việt Nam nhất tề đứng dậy giành chính quyền là điều hoang đường và không thuyết phục; việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 là một sự tính toán sâu xa chứ không phải do tiến trình lịch sử mang lại v.v.

Tuy nhiên, như đã khẳng định ở trên, các lập luận của ông Trương Nhân Tuấn chỉ là sự xuyên tạc, bóp méo lịch sử nhằm xóa bỏ những thành quả cách mạng vĩ đại mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã giành được.

Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo cho thấy, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam cả trong đấu tranh giải phóng cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN đều gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ. Cách mạng tháng Tám – 1945 cũng không phải là ngoại lệ.

Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam thành lập và lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đấu tranh cách mạng theo con đường cách mạng vô sản để gành lại nền độc lập cho dân tộc.Sau 15 năm thành lập, Đảng ta và Bác Hồ đã lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua nhưng giai đoạn thăng trầm và các thác ghềnh của thực tiễn lịch sử để dần cập đến bến bờ vinh quang.

Trong cách mạng tháng Tám – 1945, ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng ta và Bác Hồ đã sáng suốt lãnh đạo nhân dân ta nhất tề đứng lên đấu tranh giành lấy chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đó là kết quả của một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và cũng đổ không ít xương máu của nhân dân ta chứ không phải giống như lập luận của ông Trương Nhân Tuấn cho rằng đó là“sự lợi dụng khoảng trống quyền lực sau khi Nhật đầu hàng để nắm lấy chính quyền, hy vọng đặt đồng minh vào sự đã rồi”.

ÔngTrương Nhân Tuấn cũng cho rằng nhân dân ta giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám – 1945 từ tay phát xít Nhật thực chất là việc“nhân dân Việt Nam đã cướp cái mà người Nhật không có đó là quyền cai trị trên lãnh thổ Việt nam”. Nhưng thực tiễn thì sao. Từ mùa thu năm 1940 đến 3/1945, Pháp dưới ngọn cờ bảo hộ, khai phá văn minh trên lãnh thổ nước ta đã hai lần bán nước ta cho phát xít Nhật. Như vậy, khi nhân dân ta giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám  - 1945 là giành chính quyền từ tay phát xít Nhật chứ không phải là từ tay thực dân Pháp và phát xít Nhật khi đó vẫn còn đang hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò thay thế thực dân Pháp thực hiện sự cai trị. Do đó không thể nói là chúng ta giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám – 1945 là cướp cái mà người Nhật không có.


Lịch sử đã sang trang, nhưng cách mạng tháng Tám – 1945 vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mở đầu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này. Nó để lại cho cách mạng những bài học kinh nghiệm vô giá. Chúng ta phải  đấu tranh kiên quyết chống  mọi luận điệu xuyên tạc chống phá bóp méo lịch sử để bảo vệ thành quả cách mạng mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được nói chung và thành quả của cách mạng tháng Tám – 1945 nói riêng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...