Thực tế, việc chống phá
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta nói chung và chống phá
quan điểm PTKT nhanh và bền vững nói riêng luôn diễn ra dưới mọi hình thức của
của các thế lực phản động, đặc biệt kể từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và
bùng phát thì các đối tượng thù địch càng ra sức lợi dụng tình hình để chống
phá. Ở mỗi giai đoạn, các đối tượng lại mở các "đợt chiến dịch cao
điểm" với quy mô khác nhau nhắm vào những vấn đề thời sự nóng, nổi cộm để
người dân có những suy nghĩ, quan điểm không đúng về Đảng và Nhà nước, gây chia
rẽ, mất đoàn kết, mất niềm tin và hướng lái dư luận theo ý đồ của chúng.
Một là, Chống lại những quan điểm sai trái, xuyên tạc cho rằng mô hình PTKT
nhanh và bền vững là không có cơ sở khi chúng ta thực hiện đường lối PTKT thị
trường định hướng XHCN
Cho rằng mô hình PTKT nhanh và bền vững của Việt Nam là không có
cơ sở, các thế lực thù địch tìm mọi cách xuyên tạc đường lối PTKT thị trường
định hướng XHCN, chúng rêu rao rằng không có nền kinh tế nào là nền KTTT định
hướng XHCN; KTTT và định hướng XHCN là những phạm trù, yếu tố đối lập nhau,
hoàn toàn loại trừ nhau; không có cơ sở khoa học để ghép KTTT vào với định
hướng XHCN, đây là sự gán ghép chủ quan; kết hợp KTTT và định hướng XHCN thì
nền kinh tế không thể nào phát triển hoặc nếu có phát triển thì chỉ phát triển
ngắn hạn nhất thời không bền vững... tất cả những luận điệu trên thực ra là
chúng đang tìm mọi cách chứng minh rằng khi chúng ta thực hiện đường lối PTKT
thị trường định hướng XHCN thì nền kinh tế không thể phát triển nhanh và bền
vững được, xa hơn nữa chúng muốn suy diễn rằng "Đảng cộng sản Việt
Nam (ĐCSVN) không nên và không thể lãnh đạo nền kinh tế".
Hai
là, Đấu tranh chống lại luận điệu kinh tế Việt Nam không thể phát triển
hoặc nếu phát triển thì không bền vững, chỉ chú trọng PTKT mà không quan tâm
phát triển văn hóa xã hội hay bảo vệ môi trường;
Những năm qua, các thế lực thù địch vẫn luôn cho rằng khi Việt Nam
thực hiện đường lối PTKT thị trường định hướng XHCN thì nền kinh tế không thể
phát triển được hoặc nếu có thì sự phát triển chỉ nhất thời từng giai đoạn,
không bền vững, chúng cho rằng chúng ta chỉ chú trọng đến PTKT mà không hề quan
tâm phát triển văn hóa xã hội hay vấn đề bảo vệ môi trường. Âm mưu, thủ đoạn
của chúng là muốn tiến tới xóa bỏ nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Ba
là, Đấu tranh, bác bỏ luận điệu sai trái, xuyên tạc
về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (KTNN) trong tiến trình PTKT nhanh và bền vững
Không thể phủ nhận được tính khoa học của thể chế KTTT định hướng
XHCN ở nước ta, các thế lực phản động quay sang truyên truyền xuyên tạc vai trò
chủ đạo của KTNN trong tiến trình PTKT nhanh và bền vững của chúng ta. Chúng
núp bóng danh nghĩa những nhà doanh nhân, chuyên gia kinh tế đưa ra những luận
điệu như vai trò chủ đạo của KTNN đối với nền kinh tế là thiếu thực tế;
KTNN giữ vai trò chủ đạo sẽ thủ tiêu cạnh tranh, làm sản xuất kinh doanh trì
trệ, kém hiệu quả, gây thất thoát nên cần giải thể các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN); đánh đồng khái niệm KTNN và DNNN, coi sự yếu kém của bộ phận DNNN là sự
yếu kém của KTNN, thậm chí còn phủ nhận vai trò chủ đạo của KTNN; đánh đồng vai
trò chủ đạo của thành phần KTNN với vai trò quản lý, điều hành của Nhà
nước... gây mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vai
trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Bốn
là, Đấu tranh chống lại những quan điểm sai lệch, phiến diện, phủ nhận thành tựu PTKT nhanh và bền vững trong trạng thái "bình
thường mới", phủ nhận kết quả thực hiện "mục tiêu kép"
vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa phục hồi và PTKT - xã hội của
Đảng và Nhà nước ta...
Những năm gần đây các thế lực thù địch tập trung chống phá việc
PTKT xã hội của Việt Nam, phủ nhận thành tựu trong PTKT nhanh và bền vững trong
trạng thái "bình thường mới", lợi dụng những bất cập, hạn chế của nền
kinh tế nước ta để xuyên tạc, chống phá. Các đối tượng chống đối chính trị, đối
tượng phản động luôn tỏ thái độ hằn học, tâm địa không trong sáng, triệt để lợi
dụng những khó khăn, bất cập trong đời sống xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước,
chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta. Chúng phi nhân tính đến mức
lợi dụng chính những mất mát không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới đang phải
gánh chịu trong cuộc chiến phòng, chống đại địch COVID-19 để xuyên tạc, chống
phá.
Vai trò quan trọng của Bộ
Công thương, của Tổng cục Quản lý thị trường (thuộc Bộ Công Thương) đối với ổn
định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và PTKT xã hội.
Trên thực tế Nhà nước ta
luôn chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ biện pháp về quản lý, điều hành để bình ổn
giá nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đã đề ra, góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. Đến nay, các giải pháp, biện pháp
quản lý điều hành giá đã và đang được các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển
khai thực hiện, bước đầu đã có được những kết quả nhất định, mặt bằng giá cơ
bản được kiểm soát và vẫn nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra từ đầu năm.
Chính nhờ phát huy được vai trò quản lý của nhà nước trong điều hành giá nên
giá các mặt hàng nhiên liệu thiết yếu ở Việt Nam như xăng dầu mặc dù tăng nhưng
được điều hành ở mức thấp hơn nhiều so với mức tăng của thị trường thế giới,
qua đó góp phần cân đối cung cầu phục vụ thị trường trong nước, hỗ trợ hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, của người dân, kiểm soát lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và PTKT xã hội.
Như vậy, những luận điệu mà
các đối tượng thù địch đưa ra đều với mục đích xấu nhằm tạo ra làn sóng dư luận
đi ngược lại với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đó cũng là
lời cảnh tỉnh cho người dùng mạng khi tiếp cận với các nguồn thông tin, cần có
sự tỉnh táo nhận diện, kiểm chứng, không cổ súy, hùa theo quan điểm sai trái,
nguy hại, được nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Thực tế đó, hoàn toàn
bác bỏ những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc, phủ nhận thành quả vừa phòng, chống
dịch bệnh COVID-19, vừa PTKT của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét