Thời gian vừa qua, phần tử thù địch, chống đối Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có bài viết trên “Vietnamthoibao”, với tiêu đề Xã hội dân sự cần “độc lập”, và cho rằng, ở Việt Nam, nhà chức trách có tâm lý nếu thúc đẩy xã hội dân sự độc lập, sẽ dẫn tới sự đối lập với chính quyền. Từ đó chúng đưa ra những lời lẽ xảo trá cổ súy cho sự “độc lập” của “xã hội dân sự”… Thực chất đây là thủ đoạn thâm độc, nhằm xóa bỏ chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chuyển sang con đường đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đi ngược lại với lợi ích của đại đa số nhân dân Việt Nam. Chúng ta cần vạch trần âm mưu của chúng trong vấn đề này:
Pháp luật Việt Nam đã
quy định các điều kiện cụ thể để thành lập một tổ chức xã hội dân sự, đó là phải
xác định rõ tôn chỉ, mục đích, điều lệ của tổ chức; thành phần ban sáng lập, hội
viên, nguồn tài chính để hoạt động và phương thức hoạt động… Hiện nay ở nước
ta, bên cạnh các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, nhiều hội, tổ chức
phi chính phủ đã và đang được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách
pháp nhân hoạt động công khai hợp pháp. Hiện có khoảng gần 400 hội đang hoạt động
trên phạm vi cả nước, trên 600 tổ chức hội, đoàn đang hoạt động trên phạm vi
các địa phương; hàng ngàn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trên các lĩnh vực khác
nhau. Bên cạnh đó còn có khoảng trên 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có
quan hệ với Việt Nam, trong đó gần 400 tổ chức có các chương trình, dự án đang
triển khai tại nước ta. Về cơ bản, các tổ chức xã hội dân sự đồng thuận với xã
hội, đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế văn hóa - xã hội. Như vậy,
những đòi hỏi của chúng là vô lý, áp đặt và vu khống cho Việt Nam về hoạt động
của “xã hội dân sự”. Đòi Xã hội dân sự “độc lập” - âm mưu thâm độc của các thế
lực thù địch nhằm tạo lập lực lượng đối trọng với Đảng, Nhà nước và hệ thống
chính trị nước ta, phục vụ cho mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Có thể thấy, âm mưu của các thế lực thù địch tập
trung vào các hướng sau đây:
Thứ nhất, đề cao và nhấn mạnh vai
trò “phản biện xã hội” của các tổ chức xã hội dân sự, triệt để khai thác tính
đa dạng về thành phần, mục tiêu thành lập, lợi ích của tổ chức và các thành
viên, đa nguyên về tư tưởng, chính kiến để hướng lái hoạt động của các tổ chức
xã hội dân sự đã hình thành hoặc chuẩn bị hình thành vào các khuynh hướng tư tưởng
chính trị khác nhau, từ đa nguyên về tư tưởng, dẫn tới đa nguyên về chính trị
và mục đích cuối cùng là đối lập về tư tưởng chính trị.
Thứ hai, thúc đẩy xu hướng thoát
ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Một số tổ chức xã hội dân sự
luôn tìm cách tách hoạt động của tổ chức khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước và các cơ quan chức năng. Tổ chức xã hội dân sự mà họ rêu rao, thực
chất đó là những tổ chức mang màu sắc chính trị, ẩn chứa trong mục đích thành lập
và hoạt động là động cơ và mục đích chính trị.
Thứ ba lợi dụng chiêu bài “dân chủ,
nhân quyền” để hướng lái xã hội dân sự vào các hoạt động trái với tôn chỉ, mục
đích. Một số tổ chức xã hội dân sự có khuynh hướng đi theo mục tiêu chính trị,
đề cao các “giá trị” tự do, dân chủ, nhân quyền của chủ nghĩa tư bản. Những người
sáng lập tìm cách tuyên truyền, tác động, lôi kéo một số trí thức, văn nghệ sĩ,
học sinh, sinh viên, luật sư tham gia, mở rộng phạm vi, không gian hoạt động
trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, phụ họa và tiếp tay cho các thế lực bên
ngoài chống phá Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét