Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

NVD40 - Phòng, chống việc lợi dụng chiêu bài dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam trong thời kì hiện nay

 

Thực hiện mưu đồ của chủ nghĩa Đế quốc nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn luật đổ”. Trong thời đại ngày nay chủ nghĩa Đế quốc và thế lực thù địch tập trung cao vào vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm phá hoại mối đại đoàn kết dân tộc, từ đó ây ra hận thù giữ các dân tộc, các tôn giáo từ đó lấy cơ để can thiệp vào nội bộ của đất nước ta.

Để thực hiện âm mưu đó, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm các mục tiêu cụ thể sau:

Trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau, chia rẽ đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.

Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ chức sắc các tôn giáo chống lại chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; đối lập các dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; vô hiệu hoá sự quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo. Coi tôn giáo là lực lượng đối trọng với Đảng, nhà nước ta, nên chúng thường xuyên hậu thuẫn, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các phần tử chống đối trong các dân tộc, tôn giáo chống đối Đảng, Nhà nước, chuyển hoá chế độ chính trị ở Việt Nam.

Chúng tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh Tin Lành Đề Ga, Nhà nước Đề Ga độc lập, Mặt trận giải phóng Khơme Crôm, Mặt trận Chămpa để tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam.


Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch rất thâm độc, tinh vi, xảo trá, đê tiện dễ làm cho người ta tin và làm theo. Chúng thường sử dụng chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”; những vấn đề lịch sử để lại; những đặc điểm văn hoá, tâm lí của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo; những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc, các tôn giáo; những thiếu sót trong thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để chống phá cách mạng Việt Nam.


Thủ đoạn đó được biểu hiện cụ thể ở các dạng sau :

Một là, chúng tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, mà trực tiếp là quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.


Hai là, chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai; kích động.

Ba là, chúng tập trung phá hoại các cơ sở kinh tế xã hội; mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống đối chính quyền, vượt biên trái phép, gây mất ổn chính trị - xã hội.


Bốn là, chúng tìm mọi cách để xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lượng phản động trong các dân tộc, các tôn giáo ở trong nước hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam như: truyền đạo trái phép để “tôn giáo hoá” các vùng dân tộc, lôi kéo, tranh giành đồng bào dân tộc, gây đối trọng với Đảng, chính quyền.

Âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch rất nham hiểm. Tuy nhiên, âm mưu thủ đoạn đó của chúng có thực hiện được hay không thì không phụ thuộc hoàn toàn vào chúng, mà chủ yếu phụ thuộc vào tinh thần cảnh giác, khả năng ngăn chặn, sự chủ động tiến công của chúng ta.

Trên lĩnh vực tôn giáo, những sự khác biệt giữa người có đạo với người không theo đạo cũng được sử đụng để cường điệu thành mâu thuẫn giữa cộng sản vô thần với nhân dân, khiến một bộ phận các tôn giáo trở thành lực lượng đối lập.


Trên lĩnh vực dân tộc, khối đại đoàn kết dân tộc cũng có các thách thức nghiêm trọng đến từ hoạt động gây chia rẽ giữa dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số, đặc biệt tại các vùng biên cương trọng yếu. Sự nuôi dưỡng, cổ vũ và cung cấp phương tiện cho các phong trào “ly khai” ở những vùng chiến lược như Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Bắc, với tính chất và đặc thù khác nhau nhưng đều có khả năng gây các điểm nóng, mất ổn định chính trị - xã hội nghiêm trọng, dẫn đến hoạt động phá rối an ninh và thậm chí bạo loạn, lật đổ chính quyền địa phương.


Thách thức an ninh về dân tộc và tôn giáo lại càng phức tạp gấp bội khi chúng hòa quyện với nhau như ở Việt Nam, và hòa quyện với các vấn đề giai cấp, tức các vấn đề về kinh tế. Các giải pháp nếu chỉ hướng đến vấn đề kinh tế (tạo công ăn việc làm, thu nhập...) dù rất quan trọng lại luôn chưa đủ và thậm chí kém hiệu quả nếu không quan tâm đến đúng đối tượng để thay đổi nhận thức. Do vậy, về hình thức, người truyền đạo làm điều tốt đẹp, nhưng về mục đích bên trong, các hành động như vậy nhắm tới việc tạo nên sự chênh lệch về kinh tế và văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc, từ đó tác động tới nhận thức của đồng bào dân tộc với chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương.


Để khắc phục lại những quan điểm đó chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản như sau:

Giữ vững các nguyên tắc cốt lõi: Không chấp nhận đa nguyên đa đảng; hòa nhập không hòa tan.

Thống nhất về quan điểm chỉ đạo chung: Đảm bảo an ninh về tư tưởng và thể chế chính trị phải là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của toàn bộ hệ thống dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nhấn mạnh phương châm ứng phó: Lấy giữ vững bên trong là chính, lấy “xây” là chính; tiến hành đồng bộ cả về địa bàn và lĩnh vực. Linh hoạt và sáng tạo trong sử dụng các hình thức tiến hành: kết hợp phòng ngừa với chủ động tiến công.


Để vô hiệu hoá sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch thì giải pháp chung cơ bản nhất là thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là chính sách dân tộc, tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc, các tôn giáo, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng chỉ đạo, về tổng quát, Việt Nam cần: “Nâng cao chất lượng công tác dự báo, phân tích tình hình; nhận diện rõ đối tác, đối tượng; phát hiện từ sớm các mối đe dọa đến lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội để chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp về chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự; kiên quyết không để bị động, bất ngờ, nhất là về mặt chiến lược. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, triển khai các biện pháp bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo tinh thần “gỉữ nước từ xa”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước”.


Hiện nay, cần tập trung vào những giải pháp cơ bản, cụ thể sau :

Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cho toàn dân. 


Hai là, tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị- xã hội. 

Ba là, chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. 

Bốn là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; của những người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn giáo. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ cả cán bộ lãnh đạo quản lí và cán bộ chuyên môn kĩ thuật, giáo viên là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo.


Năm là, chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; kịp thời giải quyết tốt các điểm nóng. 


Sáu là, cần thực hiện tốt các chính sách tôn giáo dân tộc, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các nhân sĩ trí thức; đầu tư ưu tiên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo; tôn trọng tập quán và tín ngưỡng đi đôi với chống hủ tục, mê tín, dị đoan.

 

1 nhận xét:

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...