Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2023

NVI39 - “QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM

 

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh; mỗi một tôn giáo tương tự như là một hệ tư tưởng, Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề tự do tín ngưỡng,  tôn giáo phải được giải quyết một cách thỏa đáng. Người cho rằng, không nên gò ép hay bắt buộc người khác phải theo tư tưởng này hay theo tư tưởng khác; ai cũng có quyền tự do tìm hiểu, nghiên cứu một chủ nghĩa nào mà mình quan tâm.

Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân (quyền tin hoặc không tin, theo hoặc không theo một tôn giáo nào) là cơ sở đầu tiên cho mục tiêu đoàn kết tôn giáo. Tình trạng bài xích, đối đầu giữa các tôn giáo sẽ làm cho kẻ thù lợi dụng gây chia rẽ dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trong một nước văn minh có sự tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận nhưng không được vu khống kẻ khác. Đó là một quan điểm cách mạng và khoa học. Nếu tự do theo kiểu vô chính phủ chắc chắn sẽ dẫn đến kết cục là không được tự do. Quyền theo hay không theo một tôn giáo nào không có nghĩa là quyền áp đặt thiên kiến, niềm tin của mình đối với người khác. Bởi vậy, quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm cả sự thừa nhận quyền tự do lựa chọn tôn giáo để theo của đồng bào cũng như sự bình đẳng giữa các tôn giáo. Tuy nhiên, sự tự do tín ngưỡng, tự do lựa chọn tôn giáo của nhân dân không được cản trở đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..., đến sự phát triển của đất nước. Khi đề cập đến quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, Hồ Chí Minh còn thể hiện rõ quan điểm về việc chống vi phạm tự do tín ngưỡng dưới mọi hình thức. Đối với cán bộ của Đảng và Nhà nước, Người luôn nhắc nhở phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, phong tục tập quán của nhân dân. Ngay sau khi Nhà nước kiểu mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 4, ngày 09-9-1952 về “Bảo vệ đền chùa, nhà thờ, trường học, nhà thương và các cơ quan văn hóa, xã hội khác”, ghi rõ: “chính quyền, quân đội và đoàn thể phải tôn trọng tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào. Bên cạnh việc coi trọng quyền tự do tín ngưỡng của người có đạo, Người cũng đòi hỏi tất cả mọi người không phân biệt có hay không có đạo phải tôn trọng pháp luật. Người yêu cầu các nhà tu hành, các chức sắc tôn giáo có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 

  Như vậy, quan điểm trước sau như một, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi người, đi liền với củng cố khối đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh vừa bảo đảm được lợi ích của dân tộc và Tổ quốc, vừa không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội nhạy cảm và phức tạp. Để thực hiện được điều đó thì rất cần đến một hành lang pháp lý với tư cách là công cụ để nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Vì thế mà các Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 nhất quán quy định bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

1 nhận xét:

  1. các Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 nhất quán quy định bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...