Cách đây 48 năm, ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay
trên Dinh Độc lập - phủ Tổng thống ngụy quyền; Thành phố Sài Gòn được giải
phóng, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và
tầm vóc thời đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX - một thiên anh hùng ca
bất hủ của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh. Thế nhưng, vẫn có
những ý kiến lạc lõng, xuyên tạc về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng đó, cần
phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.
Trước sự bùng
nổ của công nghệ thông tin, các thế lực thù địch đã lợi dụng mạng internet,
mạng xã hội ... để thành lập các hội, nhóm, các trang thông tin nhằm đăng tải,
chia sẻ các tin, bài, video, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, chống phá Đảng,
Nhà nước ta. Thông qua internet, mạng xã hội, chúng đẩy mạnh tấn công tư tưởng
cán bộ, đảng viên và Nhân dân, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ, nhất là khi đất nước đang hướng đến kỷ niệm các sự kiện quan
trọng như ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Với
những luận điệu cho rằng: Ngày 30/4/1975 là dấu mốc gây chia rẽ dân tộc; rằng
có thể dùng các biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước; rằng cứ để hai miền
Bắc-Nam theo hai chế độ khác nhau thì đất nước sẽ phát triển hơn; rằng ngày
30/4/1975 Bộ đội cụ Hồ cưỡng chiếm miền Nam, tháng tư nhắc nhở một quá khứ đen
tối và buồn, ngày Q.uốc H.ận… Ngoài ra, chúng còn tổ chức những diễn đàn,
những đêm văn nghệ nhằm “tẩy não” những người xem bằng ngôn từ thù địch, lật
lọng, dối trá.
Phải khẳng định rằng, đó là những
luận điệu hoàn toàn sai trái, phủ nhận sạch trơn mọi sự hy sinh của thế hệ cha
ông để đất nước có được hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển như hôm
nay. Trải qua gần 50 năm, kể từ chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trước
đế quốc Mỹ hùng cường, các thế hệ người dân Việt Nam càng cảm nhận đầy đủ và
sâu sắc giá trị của chiến công chói lọi mang tầm vóc thời đại này.
Thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975 “... mãi
mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất,
một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và
trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế
kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu
sắc”. Ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, khát vọng hòa bình và thống
nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
là động lực quan trọng, quyết định đem đến Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ý chí và
khát vọng đó được kết tinh, biến thành sức mạnh vật chất, tinh thần to lớn của
cả dân tộc để giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến, làm nên Đại thắng mùa
Xuân 1975.
Bản thân người Mỹ cũng tự nhận sai
lầm của mình trong cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam. Như trong cuốn hồi
ký “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, do Nhà xuất
bản Random House (Mỹ) cho ra mắt tháng 4-1975, Mắc Na-ma-ra đã công khai thừa
nhận: “Chúng tôi (tức Chính phủ Mỹ) đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”. Hay
nguyên Cố vấn Nhà Trắng Hen-ri Kít-xinh-giơ bàng hoàng không hiểu “cái gì đó đã
nhen lên trong dân tộc đó những ngọn lửa anh hùng và nghị lực như vậy”; tướng
Mắc-xoen Tay-lơ, cựu Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn phải chua chát thừa nhận: “Tất cả
chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam, và chẳng có gì
là tốt đẹp cả. Chúng ta không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh
này, mà chỉ toàn là một lũ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó” (Báo Mỹ
Sao và vạch, ngày 14-5-1975). Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra
cũng đã nêu ra 11 nguyên nhân gây ra thảm bại nặng nề cho nước Mỹ trong cuộc
chiến ở Việt Nam, trong đó có sai lầm “đánh giá thấp sức mạnh của một dân tộc
đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó” (Theo số liệu của
Trung tâm Lịch sử quân sự Mỹ (US Army Center of Military History, Washington
DC), 1995)…
Trên chỉ là một
vài dẫn chứng, để chứng tỏ bản thân người Mỹ cũng đã nhìn nhận và tự nhận sai
lầm về cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Vậy tại sao vẫn có những con người Việt
Nam lại cố tình nhìn nhận và có những quan điểm lạc lõng, hằn học phủ nhận
Chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 của quân và dân Việt Nam. Phải chăng họ đang mưu
toan việc đánh giá lại lịch sử, nhằm phục vụ cho những mưu đồ đen tối????
Khẳng định giá trị, ý nghĩa và tầm
vóc lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975, chúng ta cũng đồng thời đấu tranh phê
phán mọi luận điệu xuyên tạc lịch sử về chiến thắng vĩ đại này với những thiên
kiến lệch lạc, những ác ý thâm độc của các thế lực thù địch và cả những ngộ
nhận, mơ hồ trong sự nhìn nhận, đánh giá lịch sử thiếu khách quan. Người Mỹ đã
thất bại khi họ đương đầu với một dân tộc ý chí quật cường, đoàn kết chiến đấu,
với nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo chiến tranh nhân dân tài tình của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Những quan điểm, luận điệu, yêu sách
sai trái, tiêu cực không phải xuất phát từ thiện chí hòa hợp, hòa giải dân tộc
mà chỉ là một thủ đoạn để khoét sâu hận thù, kích động, chia rẽ khối đại đoàn
kết dân tộc của những thế lực chống phá đất nước. Hơn ai hết, thế hệ trẻ -
những người gắn bó mật thiết với sự phát triển của khoa học, công nghệ - cần
tỉnh táo, tiên phong trong việc phản bác lại những quan điểm sai trái, hằn học,
đi ngược lại giá trị của dân tộc Việt Nam.
Là người dân Việt Nam, chúng ta cần
hiểu rõ, chiến tranh đã để lại cho đất nước những nỗi đau to lớn; biết bao
xương máu các anh hùng đã đổ xuống để giành lấy độc lập, tự do. Hơn ai hết,
chúng ta cần nhận thức đầy đủ nguyên nhân vì sao đất nước ta có chiến tranh, vì
sao Bắc – Nam bị chia cắt. Đó là do mưu đồ của bọn đế quốc xâm lược, chúng muốn
biến dân ta thành nô lệ, biến đất nước Việt Nam phải lệ thuộc vào ngoại bang.
Suốt gần năm thập kỷ qua, các thế hệ
người Việt Nam và nhân loại tiến bộ ngày càng cảm nhận sâu sắc hơn trên mọi
phương diện về ý nghĩa to lớn, giá trị lịch sử và thời đại của Đại thắng mùa
Xuân 1975; ngày càng thấm thía hơn về những mất mát, hy sinh mà nhân dân ta,
dân tộc ta đã phải trả để có được chiến thắng và càng thêm tự hào về Đảng, về
Chủ tịch Hồ Chí Minh, về dân tộc, nhân dân và Quân đội anh hùng. Nhân dân thế
giới hết lời ca ngợi chiến thắng của nhân dân ta, coi đó là thắng lợi vĩ đại
của “chính nghĩa, lòng nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng”; là chiến thắng của “chủ
nghĩa anh hùng vô song; là chiến thắng tạo nên dư chấn rung động địa cầu”. Đồng
thời, cũng nhấn mạnh về “ảnh hưởng to lớn đến khu vực trên thế giới trong tương
lai”; “gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế về một dân tộc không chịu khuất
phục trước quân thù”; chứng minh “thời mà các nước lớn dùng sức mạnh để bóp
nghẹt chủ nghĩa dân tộc đã chấm dứt”. Thắng lợi đó chứng tỏ không một sức mạnh
nào có thể “khuất phục được một dân tộc anh hùng”; đó là thắng lợi “mãi mãi ghi
vào sử sách”, v.v. Ngày 30-4-1975, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc
đã gửi điện chúc mừng nhân dân ta: “Thắng lợi của nhân dân Việt Nam một lần nữa
chứng minh hùng hồn rằng, nhân dân một nước, dù là nhân dân một nước nhỏ, miễn
là dám vùng dậy đấu tranh, dám cầm vũ khí, lấy chiến tranh chính nghĩa chống
lại chiến tranh phi nghĩa, thì nhất định có thể đánh bại bất cứ kẻ thù nào”.
Chính người Mỹ cũng đã phải ghi nhận sự thật lịch sử và đánh giá cao sức mạnh
vô địch của nhân dân Việt Nam: “Lịch sử phải đánh giá họ (người Việt Nam - tác
giả) cao nhất về sức chiến đấu ngoan cường và dũng cảm của con người”. Đó là sự
thực, không thể bác bỏ!
Chiến thắng 30/4/1975 luôn là niềm
tự hào của người dân Việt Nam, chiến thắng ấy đã, đang và mãi mãi là sức mạnh
tinh thần to lớn giúp cho "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”;
tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần và khí thế hào hùng của Đại thắng mùa Xuân
1975 vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; chung
sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét