Xung
quanh vấn đề Biển đông có nhiều vấn đề cần quan tâm, đây là vùng biển thể hiện
sự chiến lược trong phát triển kinh tế, củng cố Quốc phòng. Việt Nam có đầy đủ
cơ sở pháp lý, luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa đã được xác lập từ triều đại phong kiến nhà Nguyễn với các bằng
chứng cụ thể, xác thực.
Hiện
nay, Việt Nam còn lưu giữ 773 tập Châu bản Triều Nguyễn từ đời vua Gia Long đến
vua Bảo Đại, đã được UNESCO công nhận là Di sản khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương, nước ta sẽ đề nghị nâng cấp lên thành Di sản tư liệu toàn thế giới.
Trong bộ Châu bản này luôn luôn khảng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam,
trong đó có tấm bản đồ ghi rõ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Trong khi đó bản
đồ Trung Hoa vẽ thời nhà Thanh thì cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không
có Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khu vực DK1 là thềm lục địa của Việt Nam, thuộc chủ
quyền của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối
với vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông theo công ước của Liên hợp quốc năm
1982 về luật biển mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều kí kết...Hoàng Sa của Việt
Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm, cần đàm phán song phương để giải quyết.
Trường
Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng hiện nay đang có sự tranh chấp của 5 nước
sáu bên gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Philipin, Malaixia, Brunei và một bên nữa là
Đài Loan, Việt Nam đang thực hiện chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện
pháp hoà bình thông qua đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế, theo Công ước của
Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Việt Nam cùng các nước trong khối ASEAN
kiên trì đàm phán với Trung Quốc thông qua bộ qui tắc COC về vấn đề Biển Đông để
giữ gìn môi trường hoà bình chung trong khu vực. Trong các lần Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Việt Nam đã có nhiều
hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung
Quốc, yêu cầu rút ngay các dàn khoan, tàu thăm dò địa chất khỏi vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển
khai các biện pháp phù hợp.
Đối sách của Việt
Nam trên biển Đông
Việt
Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình theo công ước quốc tế năm
1982 về Luật Biển. Kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hoà bình. Các lực lượng chấp
pháp trên biển bằng các biện pháp thích hợp, đúng pháp luật ngăn cản các hoạt động
của đối phương xâm phạm chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam.
Những
cán bộ chiến sĩ Hải quân nhiều năm làm nhiệm vụ trên khu vực quần đảo Trường Sa
luôn luôn quán triệt tư tưởng không khiêu khích, không nổ súng trước, không mắc
mưu để đối phương lấy cớ gây chiến và đánh chiếm các đảo các khu vực nhà dàn
DK1. Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân mà nòng cốt là Hải quân
cùng Không quân vững mạnh về ý chí tinh thần, vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại,
huấn luyện giỏi, luôn luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu. Khi bị đối phương gây
sự bằng vũ lực thì phải kiên quyết tự vệ đánh trả. Khi đối phương xâm phạm các
đảo, các nhà dàn DK1 thì phải kiên quyết chiến đấu và chiến thắng, bảo vệ chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc.
Việt
Nam đã có hành động đúng, ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông,
đã tạo niềm tin cho các nước Đông Nam Á và các nước trên thế giới cùng hợp tác
đấu tranh với Trung Quốc, giữ gìn môi trường hoà bình, đàm phán đa phương thực
thi luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Trung Quốc đang và sẽ
không từ bỏ ý đồ bá chủ ở khu vực và ép các nước khác chấp nhận. Bắc
Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy việc đưa các công ty dầu mỏ và lực lượng hải cảnh đến
vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển Đông nhằm buộc họ chấp nhận vai
trò của Trung Quốc và ký kết thoả thuận COC có lợi cho Trung Quốc.
Mong
muốn Trung Quốc và Việt Nam giải quyết những bất đồng trên Biển Đông bằng các
biện pháp hoà bình, xây dựng. Giữ gìn và phát huy quan hệ hữu nghị giữa hai nước
bền vững, lâu dài. Việt Nam luôn luôn là nước yêu chuộng Hoà bình, một dân tộc
Hoà hiếu. Vì vậy mỗi người dân hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong vấn
đề giải quyết Biển đông, đồng thời đấu tranh lại những thủ đoạn, những hành vi
sai trái, những nhận thức lệch lạc để xây dựng vùng Biển ngày càng phát triển
giàu mạnh, ổn định./.
Việt Nam ứng xử rất khôn khéo
Trả lờiXóa