Ngày 27/4/2023 trên trang blog Đối thoại, đối tượng
Trân Văn phát tán bài ; ngày 03/5/2023, trên trang blog Tiếng dân, đối tượng
Đào Tăng Dực phát tán bài “Tương quan giữa hiến pháp và luật pháp trong một chế
độ pháp trị nghiêm trị”, nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước ta trên lĩnh vực tư pháp; phủ nhận những thành quả đạt được trong xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; yêu cầu xóa bỏ Điều 4 trong Hiến
pháp năm 2013; đồng thời kêu gọi Việt Nam thực hiện “tam quyền phân lập”.
Những luận điệu của các thế lực thù địch và
những phần tử cơ hội chính trị, phản động hướng tới với ý đồ gây ra sự hoài
nghi trong nội bộ, phá hoại sự đồng thuận trong xã hội, chia rẽ cán bộ, đảng
viên với quần chúng nhân dân, hạ thấp vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng,
hòng làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, đặc biệt làm giảm
vai trò, uy tín của cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Đây là dã tâm hòng phủ
nhận những nỗ lực của Việt Nam trong công tác cải cách tư pháp và sự độc lập
của Tòa án Việt Nam trong thực hiện quyền tư pháp.
Cần khẳng định, mô hình “tam quyền phân lập” có thể
phù hợp ở các mức độ khác nhau với một số nước trên thế giới, nhưng không phù
hợp với thể chế chính trị Việt Nam, bởi lẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước
theo phương thức nào là phụ thuộc vào thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Ở
nước ta, nhân dân là chủ nhân của quyền lực chính trị; quyền lực nhân dân là
cội nguồn của quyền lực Nhà nước, quyền lực đó chỉ có thể thực hiện một cách
thống nhất dưới sự giám sát của nhân dân, chứ không thể phân chia, chia cắt,
phân rã.Điều này được thể hiện trong
Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp
2013): Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
Như vậy, ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước
Việt Nam đều có mục đích duy nhất là phục vụ nhân dân. Trên thực tế, ba cơ quan
này đều thực hiện quyền lực của nhân dân ủy quyền. Hơn nữa, trong Nhà nước Việt
Nam có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Khi quyền lực nhà nước thống
nhất thuộc về Nhân dân thì quyền lực này về nguyên tắc không chia sẻ cho cá
nhân hay tổ chức nào khác. Về bản chất, các cơ quan nhà nước khi thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thực hiện các quyền của nhân dân giao
phó, ủy quyền.
Về
bản chất quyền lực của nhân dân không thể phân chia. Nhà nước Việt Nam không
cần tới mô hình tam quyền phân lập bởi sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp vì mục tiêu phục vụ Nhân dân đã được bảo đảm và thực hiện tốt.
Như vậy, tất cả các chiêu trò cho rằng do “chính trị hóa” các vụ án,
không có sự độc lập của tư pháp, “tam quyền phân lập” mới không có án oan sai,
hủy, sửa là những luận điệu đơm đặt, dựng chuyện, xuyên tạc, suy diễn nhằm
chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam chân chính ở cả
trong và ngoài nước cần nhận thức rõ về chiêu trò này và kiên quyết lật tẩy,
đấu tranh, phản bác. Đồng thời, cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không ngộ
nhận, không tin vào luận điệu xuyên tạc, suy diễn, quy chụp của những phần tử
cơ hội chính trị, phản động cực đoan; không tiếp tay cho các thế lực thù địch
chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét