Vừa qua, ngày 1/5/2023, trên trang
facebook Việt Tân tán phát bài “Bức hình nhân ngày quốc tế Lao động 1/5”, nội
dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề bảo đảm
đời sống cho người lao động; phủ nhận vai trò của Công đoàn Việt Nam, yêu cầu
“tự do” phát triển các “tổ chức công đoàn độc lập” để đảm bảo lợi ích cho người
lao động Việt Nam. Có thể thấy từ một sự kiện, một bức ảnh, Việt Tân có thể bất
chấp mọi thứ, đặc biệt là quan điểm, chủ trương, chính sách cũng như Luật pháp
của Việt Nam quy định để chúng có thể xuyên tạc, phủ nhận và đòi hỏi những điều
hết sức vô lý và trơ trẽn. Với tầm nhận thức phản động và cơ hội của chúng và
lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân, chúng ta cần phải không ngừng đấu
tranh, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn, những chiêu trò khích tướng, nói sai sự thật
để khẳng định vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong
hệ thống chính trị, là lực lượng đại diện chính đáng cho người lao động và cũng
là lực lượng đáng tin cậy của Đảng và Nhà nước ta.
"Công đoàn Việt
Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý
nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt
động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên
quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao
động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Vị trí của Công đoàn Việt Nam
Thứ nhất, Điều 1 Luật Công đoàn năm 2012
và phần lời mở đầu Điều lệ Công đoàn 2020 đã nêu rõ, Công đoàn trước tiên là
một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao
động.
Thứ hai, Công đoàn là một thành viên
trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Thứ ba, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ hợp tác, phối hợp để thực hiện
chức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật, góp phần
xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
Vai trò của Công đoàn Việt Nam:
Công đoàn Việt Nam hiện nay đang giữ vai
trò to lớn trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế và cả văn hoá, xã hội.
Thứ nhất, trong lĩnh vực chính trị: Công
đoàn là cầu nối giúp tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng
nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động, đảm bảo sự ổn định trong tư tưởng
chính trị của quần chúng nhân dân, tạo dựng niềm tin của quần chúng nhân dân và
sự lãnh đạo của Đảng. Bảo đảm và giúp nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình
để từng bước hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng và nâng cao
hiệu quả của hệ thống chính chị xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, trong lĩnh vực kinh tế: Công
đoàn tham gia xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xoá bỏ chế độ
quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ. Góp phần củng cố
những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật đã đạt được trong những
năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả
hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo bên cạnh đó còn liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển
có lợi cho nền kinh tế và giúp ổn định dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hoá –
hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần
nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới.
Thứ ba, trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn
có vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh
cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị,
tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có hiểu biết chính
trị, và thực sự trở thành lực lượng nòng cốt của khối liên minh công – nông –
trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm
bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước. Nhờ có sự
tham gia của tổ chức Công đoàn, cuộc sống của quần chúng nhân dân lao động được
quan tâm, bảo đảm hơn góp phần giảm thiếu tệ nạn xã hội, giảm thiểu tình trạng
thất nghiệp.
Thứ tư, trong lĩnh vực tư tưởng, văn
hoá: Trong xu hướng hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế, giao lưu với nhiều nền
văn hoá trên thế giới, Công đoàn có vai trò trong việc giác ngộ tư tưởng của
công nhân, viên chức và người lao động. Lấy tư tưởng Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động và phát huy giá
trị, văn hoá truyền thống, nhân cách cao đẹp của con người Việt Nam – Hoà nhập
nhưng không hoà tan mà vẫn mang đậm bản sắc dân tộc trong công cuộc hội nhập
xây dựng nền văn minh nhân loại.
Công đoàn Việt Nam có
ba chức năng.
1. Công đoàn đại diện
và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách
nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
2. Công đoàn đại diện
và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý
kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện
quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo
quy định của pháp luật.
3. Công đoàn có trách
nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất
nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN.
Chức năng của Công
đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau. Trong
đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm - mục
tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức năng này sẽ định ra các nhiệm
vụ cụ thể của Công đoàn.
Như vậy, có thể thấy
rõ vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn của tổ chức Công đoàn Việt Nam có ý
nghĩa quan trọng không chỉ đối với người lao động mà còn cho toàn Đảng, toàn
dân, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới của đất nước. Phải thật sự hiểu và nắm
chắc vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn thì mới phát huy được tính hiệu quả
cũng như quyền hạn của tổ chức để không ngừng phát huy tinh thần đấu tranh của
lực lượng Công đoàn nhằm xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, góp
phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, đất nước ngày càng phát triển, ổn
định, bền vững, thịnh vượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét