Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

NVC39 - PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

 

Thời gian qua, các thế lực thù địch và một số cơ quan báo chí truyền thông phương Tây, các thế lực thù địch, phản động bất mãn chính trị đã lợi dụng không gian mạng mạng để xuyên tạc về vấn đề quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Những luận điểm được “nhai đi nhai lại” nhiều lần là quy kết, vu khống Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí thông qua cái gọi là “Bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí thường niên”, xếp báo chí Việt Nam luôn ở vị trí áp chót bảng. Bên cạnh đó, họ xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam “quản” báo chí theo chế độ “đăng ký”, “bị kiểm duyệt”, “hà khắc”...Mới đây nhất vào ngày 03/5/2023, trên trang Blog Đài phát thanh Quốc tế (RFI), đối tượng Thanh Phương phát tán bài “Quyền tự do báo chí vi phạm trên khắc thế giới”; vào ngày 05/4/2023 trên trang Blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Hiền Lương phát tán bài “Tự do báo chí ở Việt Nam, giấc mơ huyễn hoặc” với nội dung xuyên tạc tình hình tự do, dân chủ và một số quy định về quản lý thông tin trên mạng xã hội, vụ cáo chính quyền Việt Nam “vi phạm” quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, “ngăn chặn” người dân tiếp cận thông tin; kêu gọi các tổ chức Quốc tế can thiệp, đồng thời hạ thấp uy tính của Đảng và Nhà nước ta.

Từ việc xuyên tạc sự nghiệp lãnh đạo, quản lý đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam về báo chí, nhiều tổ chức và trang mạng xã hội phản động kêu gọi thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chính sách với những luận điệu xảo trá như: “Thể chế hiện nay không tạo môi trường để thay đổi báo chí được, mà phải thay đổi thể chế sâu rộng”; “Nhà nước phải cho phép báo chí tư nhân hoạt động”. Có thể khẳng định, thông tin sai trái, thù địch về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí như những mũi kim tiêm tẩm độc xuyên vào nhận thức, thái độ, làm thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan của nhiều người. Một bộ phận người dân hoài nghi, bi quan về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung và sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí nói riêng. Những thông tin sai lệch, xuyên tạc có thể làm chia rẽ, ly gián lòng người, làm phân tâm trong các giai tầng xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc...

Nguy hại hơn, các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí Việt Nam còn tạo ra cái nhìn thiên lệch, thiếu thiện cảm của cộng đồng quốc tế về Việt Nam; thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá của các tổ chức quốc tế, các quốc gia về vấn đề nhân quyền và trình độ phát triển xã hội Việt Nam.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí Việt Nam phát triển. Cùng với đó, sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước là hiện thực sinh động cho báo chí Việt Nam phát triển lớn mạnh cả về quy mô, tổ chức, lực lượng, phương tiện, công nghệ làm báo và sức ảnh hưởng, lan tỏa trong xã hội. Hiện nay, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin đã được Hiến pháp năm 2013, Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018 và nhiều văn bản pháp luật khác quy định, bảo vệ và được tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế.

Cần khẳng định rằng, ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và công khai, minh bạch. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để quyền tự do báo chí của mọi công dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh mạng; Luật Xuất bản… và Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho báo chí Việt Nam phát triển, quyền tự do báo chí của công dân được bảo đảm. Điều 13 của Luật Báo chí hiện hành quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân: “1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. 2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. 3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.

Chính vì vậy, tinh thần cảnh giác cao độ và công tác tuyên truyền đúng, chính xác đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta là vô cùng quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng. Mỗi người dân cần phải nhận diện và kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động giở trò ma mị dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá Việt Nam./.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...