Trong nhóm Fb “Nụ Cười Liên – Xô” hồi tháng 11/2022, facebook của V Muoi Do “sưu tầm” các mẩu chuyện theo tác giả là của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan kể có đoạn: Trong chuyến gặp bà năm 2014 “một số chuyên gia kinh tế nước ngoài nói đùa: Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển, nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển”. Tám năm sau (2022) gặp bà Phạm Chi Lan khi cùng dự sự kiện tập đoàn Trung Nguyên kỷ niệm 19 năm thương hiệu cafe G7 và 4 năm ra đời Bảo tàng thế giới cafe tại Buôn Mê Thuật, Bà vẫn vậy thân hình gầy gò, ốm yếu, bà kể: Các chuyên gia kinh tế thế giới vừa tới Việt Nam gặp tôi liền hỏi: “Tới giờ, kinh tế Việt Nam thế nào rồi?” tôi bảo: “các ông thấy tôi thay đổi gì không?” mọi người lắc đầu: “Thưa bà, bà vẫn thế!” tôi bèn nói: “cứ nhìn tôi là biết kinh tế Việt Nam”. Các chuyên gia cười. Họ cười mà tôi đau”.
Trước hết phải
nói rằng: Kẻ mang danh “chuyên gia kinh tế” mà dám đánh giá: “Việt Nam là nước…
không chịu phát triển” là kẻ đầy dã tâm nên nhìn đâu cũng chỉ thấy màu đen. Cho
đến tận bây giờ vẫn chỉ nhìn kinh tế Việt Nam giống như một bà già ốm o, héo
hắt, gần đất xa trời, lấy đó làm đắc chí để cười mỉa một cách hợm hĩnh thì đúng
là đồ quái thai hay là những sinh vật lâu nay rúc trong lòng đất mới chui lên
nên không biết ánh Thái Dương là gì?
Sự thật là sau hơn
35 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế Việt Nam (GDP) từ 36,66 tỷ USD (năm 1987) đã
đạt 400 tỷ USD năm 2022, thu nhập bình quân đầu người 231 USD năm 1985 lên hơn
4.000 USD năm 2022, quy mô thương mại khoảng 750 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh
tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Giáo sư David Reibstein và nhóm nghiên cứu
Đại học Pennsylvania – đại học hàng đầu thế giới, là ngôi trường sản sinh ra
nhiều tỷ phú nhất Hoa Kỳ, hôm 11/11/2022 đã công bố xếp Việt Nam ở vị trí số
47/195 quốc gia có thương hiệu “những quốc gia tốt nhất thế giới”. Báo Thế giới
(Die Welt) nước Đức viết: “Việt Nam ngày nay là một trong những quốc gia năng
động nhất trên thế giới, với nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và những người
chăm chỉ làm việc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng gần gấp 6
lần từ khi bắt đầu cải cách”. Tờ Forbes (Mỹ) đánh giá: “Giai đoạn 2006- 2021, GDP
đầu người của Việt Nam tăng 371% (gần gấp 5 lần). Nếu theo giá so sánh năm
2015, trong năm nay GDP của Việt Nam tăng hơn 2 lần”. Năm 2021 do ảnh hưởng của
đại dịch Covid-19, cả nước có 116.800 doanh nghiệp thành lập mới, năm 2022 với
những biện pháp khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội cùng các chính sách đúng
đắn, phù hợp, hữu hiệu, chỉ 10 tháng đã có 125.800 doanh nghiệp thành lập mới,
tăng 34,3% về số doanh nghiệp tăng 5,7% về vốn đăng ký; hơn 25 tỷ USD vốn FDI
đầu tư vào Việt Nam trong 11 tháng.
Từ nước nghèo đói
nhất thế giới sau 30 năm chiến tranh, quy mô nền kinh tế xếp thứ 180/195 quốc
gia năm 1991 đến năm 2021 Việt Nam đã là nền kinh tế thứ 31 của thế giới, đứng
thứ 3 Đông Nan Á và chính thức cạnh tranh vị trí thứ 2 với Thái Lan. 35 năm
qua, chúng ta đã đứng dậy như một người khổng lồ, chỉ cần dẫn chứng trong mùa
du lịch vừa qua, lượng khách du lịch trong nước đạt gần 60 triệu lượt (2/3 dân
số) cho thấy người dân no đủ đã đi du lịch để tận hưởng cuộc sống hạnh phúc;
trong 9 tháng đầu năm 2022 có trên 400.000 ô tô mới được đăng ký, dự kiến cán
mốc nửa triệu xe hơi cá nhân mua mới năm nay, tăng trưởng kinh tế đạt khoảng
8,3 – 8,5% trong năm 2022. Theo đánh giá của IMF, một quốc gia được coi là an
toàn khi nợ công dưới 50% GDP. Nợ công của Việt Nam từ 61,4% năm 2017 đã về
43,1% năm 2021.
Năm 2022 kinh tế
thế giới gặp nhiều khó khăn, biến động, nhiều nước lạm phát ở mức 2 con số thì
Việt Nam trong 10 tháng chỉ 2,89%. Nếu năm 2005 mới xuất khẩu được 32,4 tỷ USD
thì kim ngạch xuất 11 tháng năm 2022 đã đạt 673,82 tỷ USD (vượt cả năm 2021 là
660 tỷ USD), trong đó xuất siêu 10,6 tỷ USD. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio
Guterres vừa thăm Việt Nam đã nhận xét: “Điều đáng kinh ngạc nhất là khi gia
nhập Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một nước rất nghèo và ngày nay Việt Nam đã trở
thành một nền kinh tế năng động và là một quốc gia được tôn trọng và có trách
nhiệm trong công việc của Liên Hợp Quốc. Việt Nam là hình mẫu của các nước đang
phát triển. Các nước vươn lên từ đói nghèo, từ đổ nát chiến tranh và trở thành nước
phát triển có thu nhập trung bình” (không thấy ông ấy nói: “Việt Nam là nước
không chịu phát triển” như bọn “mắt cú, tâm xà, đầu bệnh hoạn” vẫn rêu rao?).
tự hào là người Việt Nam
Trả lờiXóa