Trong thời gian vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đoàn kiểm
tra liên ngành kết hợp với Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ
Công an, Tổng cục Thuế… thanh tra toàn diện mạng xã hội TIKTOK tại Việt Nam vì
nền tảng này xuất hiện nhiều nội dung xấu, độc hại, thông tin sai sự thật.
Theo thông tin từ Cục Phát
Thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT sẽ thanh tra toàn diện mạng xã hội TikTok tại
Việt Nam do nền tảng này đã xuất hiện nhiều nội dung xấu độc, phản cảm, thông
tin sai sự thật, mê tín dị đoan…
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, còn xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, một
số quan điểm còn cho rằng cơ quan chức năng không khuyến khích phát triển mà
còn cấm đoán, hạn chế, thiếu tính dân chủ, bịt miệng người dân.
Thực tế cho thấy, TikTok đưa ra nhiều nội dung video đa dạng, gây sự chú
ý nhất là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, các nội dung đăng tải thường không được
kiểm duyệt, nhiều nội dung phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, độ
tuổi; đặc biệt nhiều nội dung sai sự thật, bôi nhọ đến cá nhân, tổ chức, quốc
gia, chống phá Đảng, Nhà nước. Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia cũng đã có
hình thức áp dụng tuỳ theo mức độ đối mới các mạng xã hội trong đó có TikTok. Chính
phủ nhiều nước châu Âu đã cấm người làm việc trong các cơ quan chính phủ không
được phép cài ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc của họ. Hà Lan, Bỉ và
Anh quyết định cấm nhân viên chính phủ liên bang cài đặt ứng dụng TikTok trên
các thiết bị của cơ quan nhà nước và chính phủ. Mới đây, ngày 24/3, Slovakia đã
tham gia vào danh sách các quốc gia cấm TikTok. Người đứng đầu Văn phòng Quốc hội
Slovakia Daniel Guspancho biết, hiện những nhân viên của cơ quan này đã bị cấm
sử dụng ứng dụng TikTok và lệnh cấm này cũng được đề xuất áp dụng cho các nghị
sĩ và trợ lý của họ. Bộ Dịch vụ công Pháp cũng nhấn mạnh, nước này đã cấm nhân
viên khu vực công tải “các ứng dụng giải trí” trong điện thoại làm việc của họ…
Như vậy, việc kiểm tra để áp dụng biện pháp cấm hay hạn chế ở các mức độ khác
nhau đối với TikTok hay các nền tảng mạng xã hội khác là việc làm bình thường của
các nước.
Tại Việt Nam, Theo báo cáo minh bạch của TikTok, nền tảng xóa 1,7 triệu
video tại Việt Nam vì vi phạm chính sách trong quý IV/2022, trong đó 94,9% là
chủ động xóa. Tuy nhiên, động thái này của TikTok vẫn bộc lộ thiếu sót khi
không thể ngăn chặn hoàn toàn các video xấu, độc hại.
Hiện Việt Nam đã có Luật An ninh mạng và nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác quy định quản lý các mạng xã hội. Điều 4 về nguyên tắc bảo đảm an ninh mạng
quy định: Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân hoạt động trên không gian mạng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn,
đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng…
Do đó, việc kiểm tra, đánh giá toàn diện để đưa ra biện pháp xử lý thích
hợp với các mạng xã hội, trong đó có TikTok là việc làm bình thường của cơ quan
quản lý nhà nước, hoàn toàn không phải “bất ngờ” hay “chỉ dấu bịt miệng, mất
dân chủ” như một số luận điệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét