Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, tôn giáo, với 54 dân tộc anh
em cùng sinh sống; có 06 tôn giáo lớn, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi
giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, với khoảng hơn 20 triệu tín đồ và nhiều tôn giáo nhỏ
khác. Nhìn chung, các tôn giáo và các dân tộc sống đoàn kết, hòa thuận, tôn trọng,
giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển.
Đảng,
Nhà nước ta luôn xác định công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược, có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện
chính sách đại đoàn kết dân tộc là chính sách nhất quán xuyên suốt của Đảng,
Nhà nước ta, được cụ thể hoá bằng pháp luật và bảo đảm trên thực tế.
Trong
những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách,
pháp luật về công tác dân tộc, tôn giáo. Các chính sách, pháp luật đã thể hiện
sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta đến đời sống của đồng bào
các dân tộc, nhu cầu tín ngưỡng của tín đồ, chức sắc các tôn giáo, làm cho quần
chúng nhân dân, tín đồ và các chức sắc tôn giáo yên tâm phấn khởi tích cực
thực hiện tốt cả “việc đạo, việc đời” tin tưởng vào chính sách dân tộc, chính
sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Những quan điểm, đường
lối công tác dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta đề ra đã làm chuyển biến
và hướng các dân tộc, tôn giáo vào mục tiêu cách mạng Việt Nam là xây
dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; phát
huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, chủ nghĩa
đế quốc đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình” chống Việt Nam trên tất cả các
lĩnh vực; trong đó, vấn đề dân tộc, tôn giáo là một
trong những lĩnh vực trọng yếu mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá
cách mạng, cùng với việc
lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để chuyển hoá chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xoá vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, thực
hiện âm mưu “không đánh mà thắng”. Chúng
thường lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn
giáo để gây mâu thuẫn, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chúng
tổ chức, tập hợp lực lượng phản động, xây dựng cơ sở tạo sự chống đối trong nội
bộ các dân tộc, gây nên một số cuộc bạo loạn mang tính chất chính trị, hòng tạo
cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp. Chúng truyền bá, kích động tư tưởng dân
tộc hẹp hòi; chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc
thiểu số với nhau, giữa đồng bào theo đạo với không theo đạo và theo các tôn
giáo khác nhau, hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Không những
thế, chúng còn kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ, chức sắc các tôn giáo
chống lại chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; vô hiệu hóa sự quản
lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị
- xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo. Trong thời gian gần đây, chúng thông
qua các chương trình, dự án để tác động đến người dân tộc thiểu số, xây dựng
mạng lưới các tổ chức “xã hội dân sự” trong tôn giáo; chúng kích động đấu
tranh, gây sức ép đòi Quốc hội nước ta phải sửa đổi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo;
chúng lợi dụng các vấn đề kinh tế - xã hội kích động giáo dân tham gia biểu
tình, gây rối ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Để vô hiệu hoá sự lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch thì giải pháp chung cơ
bản nhất là thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp
là chính sách dân tộc, tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân các dân tộc, các tôn giáo, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng
thời, chủ động, kịp thời phát hiện, dập tắt mọi âm mưu, hành động lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động lôi kéo đồng bào gây rối, bạo loạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét