Một
trong những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng vừa nêu ra mới đây là: “Phản bác, phủ
nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi
thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”.
Các lực lượng thù địch
với chủ nghĩa xã hội, đang ra sức cổ vũ cho chủ nghĩa đa nguyên chính trị,
chúng cho rằng đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất của một nền dân chủ. Tuy nhiên
chế độ đa nguyên chính trị trong xã hội tư bản, thực chất là sự chuyên chế trá
hình của một nhóm nhỏ những nhà tư bản tài chính, những ông vua hiện đại với
quyền lực tuyệt đối, nó vẫn là một chế độ dân chủ chật hẹp bị cắt xén, giả hiệu,
giả dối, một thiên đường cho bọn giàu có.
Một số ít người do thiếu hiểu biết đã ít nhiều tin vào những luận
điệu chống phá của các lực lượng thù địch mà lầm tưởng cứ nhiều đảng cạnh tranh
thì sẽ dân chủ hơn. Nhìn sang một số nước tư bản hiện nay, đặc biệt là Mỹ, bên
cạnh xã hội được coi là “miền đất hứa” với những ánh mỹ kim hào nhoáng, vẫn còn
tồn tại một “xã hội” khác hoàn toàn với đầy rẫy những bất công, bạo lực, đói
nghèo, thất nghiệp, mất dân chủ,…Tại Mĩ, trong suốt hơn 200 năm qua, kể từ khi nước Mĩ ra đời
(1776) 112 đảng, chỉ có hai đảng: Đảng Dân chủ và đảng Cộng
hòa, hai đảng lớn nhất của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền, đều
nhận sự tài trợ của các tập đoàn kinh tế, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư
sản. Tuy là hai đảng nhưng
không ai có thể tìm thấy sự khác nhau về bản chất, về lập trường giai cấp và hệ
tư tưởng giữa chúng và nếu có khác chăng thì chỉ ở tên gọi và hình thức mà
thôi. Trong lúc đó, Đảng Cộng sản Mĩ, với lịch sử hơn một trăm năm, người đại
diện và đấu tranh không mệt mỏi vì quyền lợi của hàng triệu công nhân Mĩ và những
lý tưởng cao đẹp, thì có những thời kỳ bị loại ra ngoài vòng pháp luật, các
đảng viên của Đảng luôn bị đe dọa, bị ám sát và bị khủng bố. Cho đến hiện nay,
Đảng Cộng sản Mĩ cũng vẫn đang loay hoay tìm cho mình một chỗ đứng trong nền đa
đảng mà người Mĩ vẫn cho là dân chủ đó.
Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ
có thể tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một sự lãnh đạo
ổn định, thường xuyên, không chia sẻ, không có sự lãnh đạo đó sẽ không có nền
dân chủ thực sự. Như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói: “dân chủ như của quý trong nhà, chuyên chính như cái khóa”.
Dân chủ phải gắn với tập trung bởi dân chủ là của một giai cấp nên dân chủ phải
gắn với tập trung, với hiến pháp, pháp luật XHCN. Dân chủ đồng thời cũng phải gắn
liền với kỉ cương, pháp luật, gắn với công bằng xã hội. Muốn được như vậy phải
thông qua sự quản lý của nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Cần phải nói thêm là thực tế
không phải lịch sử Việt Nam chưa từng có chế độ đa nguyên, đa đảng song chính lịch
sử đã sớm phủ định chế độ đó. Nhìn lại lịch sử dân tộc, đã có thời điểm đa
nguyên, đa đảng xuất hiện tại Việt Nam. Năm 1946, trước yêu cầu cách mạng đặt lợi
ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố
tự giải tán và mở rộng Chính phủ dân tộc do Hồ Chủ tịch đứng đầu với sự tham
gia của nhiều đảng phái đối lập như Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng); Việt
Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội),… Nhưng cùng với dòng chảy của cách mạng,
những tổ chức, đảng phái đó kẻ phản động “bán nước cầu vinh”, người xem nhẹ lợi
ích quốc gia, dân tộc nên đã bị chính lịch sử và nhân dân ta loại bỏ. Khi quân
Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, hai đảng này cũng cuốn gói chạy theo, trên
vũ đài chính trị nước ta duy nhất chỉ còn lại Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn đã đại diện
quyền lợi của nhân dân lao động, lợi ích quốc gia, dân tộc. Sau Hiệp định
Giơ-ne-vơ năm 1954, một lần nữa lịch sử và nhân dân lại lựa chọn Đảng ta là lực
lượng chính trị có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Được sự “hà hơi, tiếp sức”
của đế quốc Mỹ, nhiều đảng phái đã được bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm thành lập ở
miền Nam Việt Nam. Song do mục đích chính trị của những đảng phái này là phá hoại
tổng tuyển cử tự do, thống nhất nước nhà, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao
động nên nhân dân ta đã đoàn kết đấu tranh loại bỏ những đảng phái chính trị
đó. Từ sau năm 1975 đến nay, nền chính trị nhất nguyên với vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam được củng cố và phát triển toàn diện một lần nữa đã khẳng
định tính tất yếu khách quan Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta khẳng định: Đánh giá nền dân chủ không
phải một Đảng hay nhiều Đảng mà phải xem nền dân chủ đó thực sự như thế nào; Đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập là điều kiện để các tổ chức phản động trỗi dậy
chóng phá cách mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét