Xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng cộng sản luôn là mục tiêu hàng đầu trong âm mưu diễn biến hòa bình của
các thế lực thù địch đối với nước ta. Để thực hiện được ý đồ ấy, hàng ngày trên
các đài phát thanh của chúng từ RFA, BBC đến VOA.., trên các page từ Dân làm
báo, Quan làm Báo, Nhật ký yêu nước đến “lều báo” Việt tân đều
ra rả luận điệu đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập núp dưới một vỏ bọc
“cao cả” là để mở rộng dân chủ. Chúng coi đa nguyên chính trị đa đảng đối lập
là “ khuôn vàng thước ngọc” của dân chủ, từ bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối của
Đảng cộng sản là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của nền dân chủ. Vậy có hay
không, Việt Nam cần đa nguyên chính trị, đa đảng mới mở rộng được tự do dân
chủ?. Là một thanh niên với cái nhìn còn nhiều hạn chế nhưng với câu hỏi này
tôi có thể tự tin trả lời rằng KHÔNG. Bởi đơn giản theo tôi đối với Việt Nam
luận điệu “nhơ bẩn” ấy đã bị phủ nhận ở mọi thời điểm, từ quá khứ tới hiện tại
và thậm chí cả ở tương lai.
Trước hết, hãy nhìn về
nhìn về quá khứ của dân tộc để thấy một sự thật rằng lịch sử cách mạng Việt Nam
đã có và cũng đã từng phủ định đa đảng.
Học lịch sử phổ thông
chúng ta có thể thấy rõ ràng, Trước năm 1930, nước ta có rất nhiều đảng chính
trị theo những khuynh hướng khác nhau, tất nhiên các đảng này hoạt động ngầm vì
mục đích giải phóng dân tộc và đấu tranh đòi thực dân Pháp thực hiện tự do dân
chủ. Xét về yếu tố dân chủ, theo cá nhân tôi các tổ chức đảng chưa tự quyết
định được vấn đề này vì chính quyền đang nằm trong tay thực dân Pháp. Các đảng
chính trị đấu tranh rất quyết liệt cho độc lập, tự do dân chủ nhưng đều thất
bại từ đó lịch sử đã chọn lọc và khẳng định chỉ con đường xã chủ nghĩa mới là
con đường cách mạng đúng đắn nhất, khoa học nhất và chỉ có Đảng Cộng sản mới đủ
khả năng lãnh đạo nhân dân giành được độc lập. Mà một dân tộc muốn có dân chủ
cho nhân dân trước hết phải có được độc lập và quyền tự chủ. Thực tế Đảng Cộng
sản Việt Nam đã làm được điều ấy.
Ngay sau khi ra đời, với bản chất cách mạng
của mình Đảng đã thu hút và tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đứng lên
đấu tranh giành chính quyền và đòi các quyền dân chủ. Dưới sự lãnh đạo tài tình
của Đảng, nhân dân ta đã giành được chính quyền từ tay thực dân Pháp, Phát xít
Nhật, lật đổ chế độ phong kiến thành lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa_
nhà nước độc lập của nhân dân Việt Nam. Đó là điều kiện tiên quyết để mang lại
dân chủ thực sự cho nhân dân Việt Nam.
Quá khứ chỉ ra rằng Việt
Nam không cần đa đảng và trở về với hiện tại, thực tế tình hình hiện nay cũng
cho thấy rằng Việt Nam không cần đa đảng để có dân chủ. Trên thực tế, không có
một nền dân chủ chung chung trừu tượng, trong thời đại ngày nay chỉ có thể là
dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản. Bởi bất cứ nền dân chủ nào cũng
nhằm đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị, cầm quyền. Dân chủ không phụ
thuộc vào độc đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền
phục vụ cho giai cấp nào. Mà chế độ xã hội chủ nghĩa là đại diện cho quần chúng
nhân dân lao động. Từ đó suy luận ra rằng dân chủ dưới chế độ xã hộ chủ nghĩa
về bản chất là nền dân chủ của đa số nó đối lập với nền dân chủ thiểu số của
chủ nghĩa tư bản. Nếu những ai cố chấp cho rằng đa đảng dân chủ hơn độc đảng
thì hãy nhìn sang nước Mỹ, mảnh đất mà các nhà zân chủ vẫn thường “tôn thờ” cho
đó là hình mẫu của sự tự do.Thì hãy lên google tìm hiểu về nhà tù khét tiếng
Guantanamo hay cách đối xử giữa người da trắng với người gda màu.Tôi tin chắc
rằng đó sẽ là những gáo nước lạnh làm thức tỉnh sự cho sự mơ hồ về tự do, dân
chủ kiểu Mỹ. Còn trong chế độ nhất nguyên ở Việt Nam ,quyền tự do dân chủ có bị
hạn chế không. Câu trả lời là không. Quyền tự do, dân chủ của nhân dân không
chỉ được quy định chặt chẽ trong hiến pháp và pháp luật mà còn được thể hiện cụ
thể sinh động trong đời sống hàng ngày, trong cuộc sống hiện thực của nhân dân.
Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông
qua người đại diện của mình. Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện để nhân dân phát
huy quyền làm chủ của mình trong mọi lĩnh vực thực hiện “ Dân biết, dân bàn,
dân làm và dân kiểm tra”. Những nỗ lực và thành tựu về đảm bảo, mở rộng dân chủ
của Việt Nam được đông đảo cộng đồng quốc tế thừa nhận. Một ví dụ cho sự so
sánh giữa chế độ một đảng nước ta với chế độ đa đảng tư sản là bảng xếp hạng
chỉ số hạnh phúc (HPI) năm 2014, theo đó, Việt Nam đứng đầu châu Á và đứng thứ
2 thế giới về chỉ số hạnh phúc của người dân. Trong khi đó Mỹ và nhiều nước
công nghiệp khác không lọt được vào top 10. Chỉ số hạnh phúc là sự đánh giá
khách quan của nhân dân nước đó về xã hội mà họ đang sống. Như vậy, rõ ràng
dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta thực sự cảm thấy hạnh phúc cảm thấy được
tự do. Như vậy, hiện nay đa đảng hay đơn đảng không quyết định dân chủ hay
không dân chủ và thực tiễn tình hình đất nước hiện hiện nay cũng khẳng định
Việt Nam không cần đa đảng.
Như vậy từ thực quá khứ
đến hiện tại và kể cả tương lai đều phủ nhận luận điệu đòi đa nguyên chính trị
đa đảng đối lập để mở rộng dân chủ của các thế lực thù địch. Điều đó chứng minh
hùng hồn rằng luận điệu trên là phản khoa học, phi lịch sử và mang nặng tính mị
dân. Là một người dân yêu nước và có trách nhiệm cần phải nhìn nhận sâu sắc về
vấn đề này và khẳng định chắc chắn rằng: Việt Nam không cần đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập, Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm cho
sự ổn định, phát triển và tiến tới một xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ công
bằng, văn minh của đất nước. Chế độ dân chủ ở nước ta là chế độ dân chủ ưu
việt. Bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nó không phải tự nhiên mà có mà là
kết quả của biết bao mồ hôi công sức và cả xương máu của biết bao thế hệ người
Việt Nam. Bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ chân chính xã hội
chủ nghĩa có được gìn giữ, nâng cao và phát huy hay không phụ thuộc vào chính
nhận thức và hành động của chúng ta, mà trước hết là phản bác lại luận điệu xảo
trá đòi đa nguyên chính trị đa đảng đối lập để mở rộng dân chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét