Chiến tranh đã lùi xa, dân tộc Việt
Nam đã khép lại quá khứ bi hùng để hội nhập và phát triển. Thế nhưng, các thế
lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu chống phá trên tất cả các lĩnh vực và bằng
mọi thủ đoạn nhằm gây mất ổn định chính trị. Thậm chí còn ảo vọng, muốn thay
đổi thể chế chính trị, muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
lật đổ chính quyền nhân dân ở Việt Nam. Với phương châm lấy chống phá về chính trị, tư
tưởng làm hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn, tôn giáo,
dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với bạo loạn lật đổ, uy hiếp, răn đe, gây sức ép
về quân sự.
Như vậy, vấn đề dân tộc, tôn giáo là một trong những lĩnh vực
trọng yếu mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng, cùng
với việc lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để chuyển hoá
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xoá vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã
hội, thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”.
Đảng ta luôn khẳng định vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo và
công tác dân tộc, công tác tôn giáo là
vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt; thực hiện tốt chính sách dân tộc,
tôn giáo, phát huy truyền thống và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta.
Đại hội XII của Đảng khẳng định: Tiếp
tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hoá,
đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn
giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà
nước công nhận, theo quy định của pháp luật.
Đại hội XII, Đảng ta khẳng định: “Phát huy những giá
trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”. Như vậy, tôn giáo không đơn
thuần chỉ là vấn đề đời sống tâm linh, tinh thần, mà còn là vấn đề văn hoá, đạo
đức, lối sống. Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, tín
ngưỡng, tôn giáo đã góp phần tô đượm thêm sắc mầu cho văn hoá dân tộc. Trên
tinh thần đó, Đảng ta coi những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo
có thể được tiếp thu, vận dụng vào công cuộc xây dựng xã hội mới.
Để đoàn kết được tất cả các thành
phần, giai cấp nói chung và đồng bào tôn giáo nói riêng vào khối đại đoàn kết
dân tộc, Đảng ta đã xác định rõ thêm những điểm tương đồng của tôn giáo trong
quá trình thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc là: Lấy mục tiêu xây dựng một
nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm
khác nhau không trái với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; đề cao tinh thần
dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người
Việt Nam…, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng ta xác
định, để đoàn kết được toàn dân tộc cần phải coi trọng phát huy những điểm
tương đồng nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi tất cả đồng bào và chức sắc tôn giáo
vào khối đại đoàn kết dân tộc.
Quan điểm Đại hội XII của Đảng về vấn
đề dân tộc, tôn giáo là đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước
và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Thế nhưng hiện nay, các thế lực thù
địch vẫn cố tình xuyên tạc vấn đề dân tộc, tôn giáo ở nước ta. Họ dựng lên
rằng, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách “độc tài cai trị”, “đàn áp tôn
giáo”, “đàn áp dân tộc”… Họ đưa ra chiêu bài đòi “tự do tôn giáo”, đòi “quyền
tự trị cho từng dân tộc”; kích động thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông tự
trị” ở Tây Bắc; “Nhà nước Đề Ga độc lập” ở Tây Nguyên, với “Tin lành Đề ga” làm
quốc đạo… Thực chất, đây là thủ đoạn nham hiểm, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo để kích động, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo nhằm phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hội… Nhưng những luận điệu đó
không đánh lừa được ai, bởi thực tế hoàn toàn bác bỏ điều đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét