Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Thông tư 38 của Bộ Thông tin và Truyền thông- bảo vệ công dân chứ không phải hạn chế quyền của người sử dụng

Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 38Quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”, số phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước tán phát tài liệu tuyên truyền, phản đối Thông tư; đồng thời xuyên tạc cho rằng “Thông tư 38 vi phạm quyền tự ngôn luận, tự do báo chí của công dân”. Đây là luận điểm hoàn toàn phản động, sai trái, không đúng sự thật, đi ngược với pháp luật Việt Nam về vấn đề báo chí và ngôn luận, cần phải bác bỏ và cần hiểu đúng mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Thông tư.
Trước hết, cần thấy rằng Thông tư 38 ra đời với mục đích quan trọng nhất là bảo vệ người sử dụng khỏi sự xúc phạm, xuyên tạc hay nói xấu trên mạng xã hội và Internet; được các doanh nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận trong và ngoài nước đón nhận một cách tích cực; cư dân mạng có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, được xem là cơ sở pháp lý để loại bỏ các nội dung có thông tin xấu, độc trên môi trường Internet tại Việt Nam, là một yếu tố "kỹ thuật" cần thiết để cơ quan quản lý có hành lang pháp lý đủ mạnh thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm "giữ cho môi trường mạng đỡ ô nhiễm hơn", khiến "cư dân mạng" có ý thức, có trách nhiệm hơn với các phát ngôn của bản thân, thứ mà trước đây họ cho rằng cứ nói bừa phứa bạt mạng, chẳng sợ điều gì. Đồng thời, với việc ban hành Thông tư 38 của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ là căn cứ áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn những thông tin sai sự thật trên mạng như lăng mạ, bôi nhọ cá nhân, tin đồn... trên môi trường mạng tại Việt Nam; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dung, sẽ giúp thiết lập lại, tạo ra môi trường trong sạch cho mạng Internet Việt Nam.
Thứ hai, trên thế giới sau một thời gian gần như thả nổi mạng xã hội, nhiều nước đã đưa ra những quy định nhằm quản lý các thông tin sai sự thật. Gần nhất là việc Đức ban hành luật cho phép xử phạt 500.000 euro nếu mạng xã hội Facebook không hợp tác và gỡ bỏ thông tin sai sự thật. Các nghị sĩ Mỹ, nơi ra đời của Facebook, cũng đệ trình các dự thảo luật nhằm chống thông tin sai sự thật, nhất là trong bối cảnh những thông tin không được kiểm chứng xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, gây tác động tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Ở Trung Quốc, luật an toàn thông tin mạng cũng vừa được ban hành, trong đó quy định rõ về việc cấm thông tin sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho phép sử dụng các biện pháp mạnh để chống những thông tin sai sự thật, có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, lan truyền. Tại Nga, một cơ quan chuyên trách được thành lập để quản lý thông tin trên mạng xã hội, với những công cụ hỗ trợ rà soát và kiểm duyệt.
Thứ ba, Trước đây khi pháp luật chưa quy định chặt chẽ về vấn đề này, đã có nhiều đơn thư kêu cứu của các cá nhân và tổ chức khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay nói xấu, xuyên tạc trên mạng, Thông tư 38 tập trung vào xử lý thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt có ảnh hưởng xấu tới xã hội trên mạng Internet. Với những người dùng Internet với mục đích tốt, họ sẽ cảm thấy được bảo vệ cùng một môi trường mạng văn minh và an toàn hơn.

Thứ tư, Việc ban thành Thông tư 38 tạo điều kiện, môi trường, khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của những tổ chức cung cấp nội dung trên Internet. Chủ trương của Chính phủ với Internet là quản lý để phát triển, hay tạo điều kiện cho Internet phát triển. Bởi trong môi trường phức tạp và thay đổi nhanh chóng như Internet, nếu Nhà nước không có sự quản lý về nội dung, tình trạng thông tin bịa đặt, sai sự thật sẽ xuất hiện tràn lan, hệ lụy là rất lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân ở nước ngoài cung cấp thông tin qua biên giới vào Việt Nam và có người Việt Nam sử dụng, thậm chí là trả tiền, họ hầu như không phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và không đóng thuế. Đó là lỗ hổng và bất cập mà Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông phải nỗ lực xóa bỏ. Do đó, Thông tư 38 ra đời đã kịp thời bổ sung đầy đủ hơn, cụ thể hóa hơn pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ quyền tự ngôn luận, tự do báo chí của công dân, không như những gì mà số phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước tán phát tài liệu tuyên truyền, phản đối Thông tư thời gian qua./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...