Nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội hiện nay trong mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Song, nhận diện và đấu tranh chống lại những nhận
thức sai lệch về vấn đề đó còn quan trọng hơn. Bởi qua đấu tranh, sẽ làm cho
mỗi người chúng ta hiểu biết thêm, nhận thức đúng đắn hơn và từ đó sẽ tạo ra
một bức tường thành vững chắc về tư tưởng chính trị để chống lại mọi sự xuyên
tạc, kích động của các thế lực thù địch.
Biểu hiện trong
nhận thức sai lệch về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội rất
phức tạp, nhưng tựu chung có thể nhận diện trên một số biểu hiện như sau:
Thứ nhất, nắm không sâu, hiểu không
chắc, thậm chí mơ hồ, hời hợt nên có biểu hiện không tin vào con đường độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, cho
rằng, làm gì có chủ nghĩa xã hội; hoặc có nhưng còn rất lâu. Một bộ phận cán
bộ, đảng viên cho rằng nước ta nên lựa chọn con đường phát triển khác, nhất là
ca ngợi mô hình xã hội dân chủ và cho rằng, nước ta nên đi theo mô hình xã hội
này, từ đó đồng nghĩa với việc từ bỏ con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Một dạng ý kiến cho rằng, chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa là trái với tự nhiên, là duy ý chí.
Thứ hai, bị cuốn theo những
luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, nên đã có biểu hiện
nghi ngờ về công cuộc đổi mới, cho rằng chúng ta đi theo tư bản chủ nghĩa do áp
dụng kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền.
Thứ ba, nghiên cứu, học tập
không đến nơi đến chốn, bị tác động của mặt trái cơ chế thị trường, toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, dập khuôn máy móc theo các mô hình của nước ngoài, một
biểu hiện khác ngay cả những cán bộ, đảng viên đã học tập lý luận chính trị và
thậm chí có những người học rất cao có những phát ngôn hoặc có những bài viết
đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trong Điều 4
Hiến pháp, đòi bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, cho rằng một đảng sẽ dẫn đến
độc quyền, độc tài, làm chậm sự phát triển; phủ nhận quan điểm kinh tế nhà nước
đóng vai trò chủ đạo hoặc đánh đồng kinh tế nhà nước với doanh nghiệp nhà nước
và từ những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước để phủ nhận vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước. Biểu hiện suy thoái rõ nét nhất trong nhận thức và học tập
quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng Nhà nước là phủ nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước hoặc tách rời mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước,
cho rằng cần áp dụng tam quyền phân lập vào xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Thứ tư, một số biểu hiện
khác như phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong quân đội, công an, đòi phi
chính trị hóa quân đội, công an; trong quan hệ quốc tế do chưa nhận thức đầy
đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, nhất là quan
điểm về đối tác, đối tượng nên có thái độ muốn ngả về bên này, bên kia, liên
minh với bên này, bên khác. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phụ họa cho các
quan điểm dân chủ tư sản, tự do tư sản, cho rằng Việt Nam không có dân chủ;
không có tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét