Trong
thời gần đây, nhiều phần tử cơ hội, phản động trong và ngoài nước tiếp tục có
những hành động xuyên tạc về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Đáng chú ý là: vào
ngày 08/12/2016, đối tượng Trần Gia Phụng (trú tại Canada) tán phát tài liệu, nội
dung tuyên truyền, vu khống các cơ quan chức năng của Việt Nam “vi phạm tự do
tôn giáo”; xuyên tạc Đảng và Nhà nước ta “dùng bạo lực để đàn áp giáo dân”; đồng
thời kêu gọi các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài hỗ trợ cho các phong trào đấu
tranh ở Việt Nam”.
Hành
vi và luận điệu mà Trần Gia Phụng đưa ra là một sự xuyên tạc trắng trợ, không
có căn cứ về quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Hiện
nay, ở Việt Nam, không một tôn giáo nào đang hoạt động đúng pháp luật mà bị cấm
đoán. Việc người dân theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào là trên cơ sở
tự nguyện. Tuyệt nhiên, không có chuyện các cơ quan chức năng ở Việt Nam “dùng
bạo lực để ép buộc giáo dân”. Giáo hội các tôn giáo khi được Nhà nước công nhận
tư cách pháp nhân đều được chính quyền các cấp quan tâm và tạo thuận lợi để hoạt
động tôn giáo bình thường trong khuôn khổ luật pháp. Các tín đồ tôn giáo là một
phần không thể thiếu trong cộng đồng người Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi của
một công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vì vậy, các tổ chức tôn giáo
và tín đồ tôn giáo không ngừng tăng lên. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay,
Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 39 tổ chức tôn giáo, một
pháp môn tu hành, với trên 24 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số. Cả nước có gần 53
nghìn chức sắc, 133,7 nghìn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Trên thực tế, ai
chũng nhận thấy, các lễ: Nôen, Phật đản cũng như những lễ trọng khác của các
tôn giáo và tín ngưỡng dân gian từ lâu đã trở thành ngày hội chung của toàn
dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
chính đáng ấy được chính quyền các địa phương tạo điều kiện đáp ứng. Việc xây dựng,
sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi. Nhiều chính quyền địa phương còn cấp
đất cho giáo hội làm nơi thờ tự, sinh hoạt tôn giáo.
Tuy
nhiên, công tác tôn giáo ở nước ta do nhiều nguyên nhân cũng đang phải đối mặt
với những khó khăn, thách thức. Trong đó, có khó khăn do cả khách quan và chủ
quan; có những khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường sống; có những
khó khăn do cơ chế, chính sách, pháp luật và khâu thực hiện; nhưng cũng có khó
khăn do sự khác biệt về nhận thức, do chưa thấu hiểu nhau giữa các cơ quan chức
năng và các tổ chức tôn giáo; có khó khăn do sự xúi giục, kích động từ các thế
lực thù địch. Những luận điệu mà Trần Gia Phụng đưa ra tuy không mới, nhưng nó
dễ đánh lừa những người nhẹ dạ, cả tin. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nêu cao cảnh
giác để không bị mắc phải những “chiêu trò” mà các phần tử cơ hội, phản động
đang thực hiện nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét