“Việt Nam đứng đầu ASEAN
về bỏ tù người cầm bút” là tiêu đề bài viết được đăng tải trên trang Bauxite khiến
người đọc nghi ngờ về bản chất thực sự của nó. Để chứng minh cho luận điểm
trên, bài viết đưa ra thống kê của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả quốc tế CPJ (Committee
to Protect Journalists) có trụ sở ở New York. Tổ chức này nêu ra con số thống
kê ít nhất có 259 người cầm bút trên thế giới đã bị nhà cầm quyền các nơi bỏ tù
khi người ta sử dụng quyền tự do phát biểu, tự do thông tin, tính đến ngày 1
tháng 12 năm 2016. Việt Nam là nước dẫn đầu khu vực Ðông Nam Á, với ít nhất 8
nhà báo đang bị cầm tù, gồm:
1.Trần Huỳnh Duy Thức
(bị bắt tháng 5, 2009)
2. Ðặng Xuân Diệu (bị
bắt tháng 7, 2011)
3. Hồ Văn Hòa (tháng 7,
2011)
4. Ba Sàm Nguyễn Hữu
Vinh (tháng 5, 2014)
5. Nguyễn Thị Minh Thúy
(tháng 5, 2014)
6. Nguyễn Ðình Ngọc
(tháng 12, 2014)
7. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
(bị bắt tháng 10, 2016)
8. Hồ Văn Hải (bị bắt
tháng 11, 2016).
Trước hết, phải khẳng
định rằng, không riêng gì Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều có
những người “cầm bút” (nhà văn, nhà báo…) bị giam giữ vì các hành vi vi phạm
pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc các đối tượng bị bắt giữ không phụ
thuộc vào thể chế chính trị ở quốc gia đó. Việc đa đảng hay một đảng lãnh đạo
cũng vậy thôi. Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật, bởi đó là quy tắc xử
sự chung do mọi Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm để chỉnh các quan
hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân. Những hành vi vi
phạm pháp luật đều phải được nghiêm trị nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm, răn đe,
giáo dục đối với người khác.
Quay trở lại bản chất
của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả quốc tế CPJ chúng ta có thể nhận thấy tổ chức này
không được lập ra bởi một cơ quan chính thống nào. Đây chỉ là một tổ chức phi
chính phủ, nhận kinh phí hoạt động từ một số nhà tài phiệt ở Mỹ và hoạt động theo
những chủ trương có liên quan chặt chẽ với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Những báo cáo của CPJ hàng năm luôn là một kênh tham khảo quan trọng để Bộ
ngoại giao Mỹ đưa ra bản phúc trình nhân quyền và tự do tôn giáo thế giới hàng
năm. Như một vở kịch cũ kỹ, phần lớn trong bản phúc trình này, những số liệu
đều phi thực tế nếu không nói là xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Với
bản chất như vậy, liệu các báo cáo về nhân quyền của CPJ liệu có khách quan,
chính xác? Không, hoàn toàn không!
Chúng ta có thể dễ dàng
thấy rằng bản danh sách mà CPJ đưa ra chỉ là các đối tượng chống đối, luôn lợi
dụng các quyền “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để tiến hành các hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân, tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước. Trong khi đó
CPJ luôn cố tình quy chụp họ là những người “cầm bút” bị giam cầm từ đấy vu cáo
Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Thật nực cười!
Một lần nữa xin nhắc lại
rằng: Ở Việt Nam không có cái gọi là nhà “cầm bút” bị giam cầm, mà chỉ có những
kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam bị xử lý. Những thống kê của CPJ chỉ là can thiệp
vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét