Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Biểu hiện của những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam

Một trong những lực lượng tiềm ẩn những mối nguy hại đến sự ổn định chính trị, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới hiện nay đó là những kẻ cơ hội chính trị trong nước. Trong khuôn khổ bài viết xin đưa ra một số biểu hiện của bọn cơ hội chính trị giúp chúng ta nhận diện và ngăn chặn hoạt động của chúng.
Căn cứ vào những tài liệu mà các thế lực thù địch phát tán gần đây chúng ta có thể những phần tử cơ hội ở nước ta có những đặc điểm chung của những người cơ hội trên toàn thế giới. Đó là sự ngả nghiêng, dao động về chính trị; xa rời những vấn đề nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính trị của Đảng, khi cách mạng thuận lợi thì họ tỏ ra rất "cấp tiến", khi cách mạng gặp khó khăn thì họ thoái lui, thỏa hiệp, công kích vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ tự nhận là những người "tâm huyết" vì dân tộc, họ đã chiến đấu, hiến dâng sự hy sinh bản thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; là những người muốn đổi mới triệt để, "trọn vẹn", chứ không đổi mới nửa vời. Song đổi mới theo hướng nào thì họ lại đưa ra những nhận xét mập mờ: đổi mới không cần sự lãnh đạo của Đảng hoặc xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng. Họ viết: "...Hãy thử xem quanh ta: Đài Loan, Đại Hàn, Singapo và thêm nữa Thái Lan và Malaixia. Mấy nước này có do chủ nghĩa Mác-Lênin hướng dẫn hay không? Họ có cần một Đảng Cộng sản lãnh đạo tuyệt đối và theo chủ nghĩa xã hội hay không?". Không cần chứng minh một cách có lý lẽ, họ đưa ra những nhận định võ đoán: "Đảng cai trị phải nhận thức sự kém cỏi, bất lực của mình mà tự đổi mới"; "chấp nhận một thế hệ dân chủ phù hợp với thông lệ dân chủ của thế giới". Rồi họ kết luận Đảng Cộng sản Việt Nam có tội với dân tộc. Cứ cái đà ấy, họ lại viết "Đảng cộng sản cũng tuyên bố phải đổi mới, nhưng trong thực tế thì vẫn như cũ". Tiếp đó, họ đưa ra những kiến nghị: (l)"Thực hiện một xã hội trong đó mỗi người dân thực sự làm chủ thân phận của mình". (2) Xây dựng một nhà nước pháp quyền. (3) Thực hiện "một nền kinh tế thị trường không có định hướng". Cứ đọc qua những kiến nghị của họ, có nhiều điểm chúng ta đã và đang thực hiện. Như vậy, cửa đã mở mà họ cứ đòi phá cửa để vào. Họ nhân danh đổi mới tư duy, bổ sung, cụ thể hóa đường lối của Đảng mà thực chất là sửa cái cốt lõi của đường lối.
Những biểu hiện ấy, đúng như V.I. Lênin đã nhận định: "Khi nói đến đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội thì không bao giờ được quên đặc điểm của tất cả các loại chủ nghĩa cơ hội hiện tại trong mỗi lĩnh vực là: nó mang tính chất không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu được. Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; bao giờ nó cũng trên con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách "thỏa thuận" với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy những sự bất đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại..." .
Trước, trong và sau thời gian tiến hành các kỳ Đại hội Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội, số đối tượng cơ hội chính trị, chống đối có nhiều hoạt động hung hăng, thách thức hơn trước. Họ cho rằng "thời cơ đã đến" nên ráo riết thực hiện "công khai hóa, hợp pháp hóa, quốc tế hóa" các tổ chức hoạt động chống đối, đòi đa nguyên, đa đảng, lập nhà xuất bản và ra báo chí tư nhân, tăng cường tuyên truyền, tán phát các tài liệu vu cáo, chia rẽ, gây nghi ngờ nội bộ ta, kích động chống đối về đường lối, quan điểm, tìm cách hình thành tổ chức chính trị đối lập, tạo thế đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đã ra tuyên ngôn: "Việc ra đời tổ chức công khai là một bước đột phá". Họ đả kích vào chủ nghĩa Mác-Lênin, xuyên tạc lịch sử, đòi lật lại một số vụ án, bịa đặt ra cái gọi là phe "cải cách", phe "bảo thủ" đánh nhau để giành quyền lực.
Nếu ở nước ta có nét đặc thù của tư tưởng cơ hội chính trị thì nó thường gắn liền với chủ nghĩa cá nhân, với động cơ bất mãn cá nhân, kiêu ngạo, không tôn trọng tổ chức coi thường tập thể, đi tới bài xích đường lối của Đảng. Có trường hợp từ chống đối về tư tưởng đi tới hoạt động bè phái, chống đối có tổ chức. Cũng có thể thấy rõ tư tưởng cơ hội chính trị ở nước ta không có gì là "sáng tạo", chẳng qua là "nhai lại" những luận điệu của nước ngoài, một thứ chủ nghĩa giáo điều cũ hoặc mới. Thế nhưng, những luận điệu nhắc lại được các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây tâng bốc, thổi phồng lên như là những "phát hiện" ghê gớm, những người dũng cảm dám nêu ra cái mới. Chả thế mà trong dự thảo Đạo luật nhân quyền Việt Nam được thông qua tại Hạ viện Mỹ ngày 6/9/2001 người ta đã đưa vào mục 3, quy cho Nhà nước Việt Nam đã đàn áp các "nhà dân chủ" này và có điều khoản khuyến khích và bảo vệ họ.

Tóm lại, những kẻ cơ hội chính trị ở nước ta là những phần tử thực sự rất nguy hiểm và cần phải ngăn chặn, cô lập và xử lý nghiêm theo pháp luật. Chúng ta phải nghiêm túc xem xét, nhận diện rõ họ để loại bỏ những phần tử cơ hội ra khỏi các cơ quan, tổ chức Nhà nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...