Vì động cơ chống phá Đảng, Nhà nước mà một số đối tượng cơ hội
chính trị, bất mãn, thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn, “đánh tráo khái niệm” nhằm
vu cáo, đổ lỗi cho chế độ của Việt Nam. Và lần này, sau hàng loạt sai phạm của
một số cán bộ ngành y tế bị cơ quan chức năng điều tra, xử lý, các đối tượng
này tiếp tục quay sang công kích chế độ.
Thời gian qua, liên tiếp có một số cán bộ ngành y tế bị cơ
quan chức năng khởi tố để điều tra, xử lý do những sai phạm trong thực hiện
công vụ. Điển hình nhất là các vụ việc liên quan đến ông Trương Quốc Cường, Thứ
trưởng Bộ Y tế; ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám
đốc Bệnh viện Tim Hà Nội; ông Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức
(TP Hồ Chí Minh…Sai phạm của họ do liên quan đến mua sắm, đấu thầu trang thiết
bị y tế, thuốc chữa bệnh; cấp số đăng ký lưu hành nhiều tân dược giả... Dù sai phạm của các cán bộ y tế này là rõ ràng
và nguyên nhân hoàn toàn do họ cố tình làm sai, gây bất bình xã hội, nhưng thật
nực cười khi một số cá nhân lại sử dụng mạng xã hội để viết bài công kích, vu
cáo thể chế chính trị, lên án chế độ của Việt Nam, hoặc lợi dụng đài, báo nước
ngoài thiếu thân thiện với đất nước mà điển hình là VOA tiếng Việt để phát biểu
bừa bãi. Họ đổ lỗi rằng, sở dĩ các cán bộ trên tham nhũng, sai phạm, phải tù tội
"do lỗi của chế độ"; rằng chế độ ta "sinh ra tham nhũng, lỗi hệ
thống tạo ra chứ không phải do biện pháp thực hiện"; "Đảng Cộng sản
Việt Nam không những là nguyên nhân sinh ra tham nhũng mà còn không thể đấu
tranh chống tham nhũng thành công"...
Đổ lỗi, vu cáo cho thể chế hay đổ lỗi cho chế độ là chiêu
bài quen thuộc của một số nhóm đối tượng chuyên chống phá Đảng, Nhà nước. Tuy
nhiên, họ đã nhầm, hoặc do cố tình “đánh lận con đen” khi quy chụp rằng, chế độ
mà chúng ta đang xây dựng đã sinh ra tham nhũng. Từ cổ đại đến hiện đại, tất cả
học giả kinh tế hay chính trị đều thống nhất một quan điểm: Tham nhũng là hiện
tượng xã hội, tồn tại tất yếu, khách quan trong xã hội có nhà nước (có giai cấp).
Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, hiện diện trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội, không phụ thuộc vào chế độ chính trị “đa đảng” hay “một đảng” và cũng
không phụ thuộc vào trình độ phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét