Một
trong những thủ đoạn chống phá Đảng và chế độ ta mà các thế lực thù địch triệt
để sử dụng trong bối cảnh, tình hình mới là tung tin xuyên tạc, hạ thấp uy tín
lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Vào những dịp như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII,
Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác
bổ nhiệm, luân chuyển sau Đại hội; những khó khăn, phức tạp liên quan đến tình
hình dịch bệnh COVID-19... là cơ hội để chúng ráo riết tìm mọi cách tấn công
trực diện vào công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ cấp cao. Thông qua Internet và
mạng xã hội, với những kịch bản được chuẩn bị khá kỹ, chúng đã tổ chức các “cấp
độ” chiến dịch vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ có thể nói là khá bài bản. Thể hiện ở
một số khía cạnh sau:
Một là,
không chỉ bằng những thông tin, hình ảnh cắt ghép, sai lệch, lẫn lộn thật-giả,
chúng còn sử dụng những phát ngôn, bình luận của một số “chuyên gia” và “học
giả” bất mãn để “lập luận” quy chụp, biến không thành có, có “ít suýt ra
nhiều”, gây hoài nghi trong dư luận, tạo hiệu ứng tiêu cực trong tâm lý, tư
tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân và cán bộ thiếu bản lĩnh.
Hai là,
chúng lợi dụng, kích động hoặc mua chuộc một số đối tượng bất mãn, bất hảo để
tung đơn thư nặc danh, mạo danh trên các trang mạng xã hội; lan truyền những
thông tin sai trái nhằm kích động chia rẽ nội bộ; bôi nhọ danh dự, nhân phẩm
những cán bộ trong nguồn quy hoạch; xuyên tạc quan điểm, ý kiến chỉ đạo, định
hướng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước những vấn đề quan trọng, nhạy cảm của
đất nước và xã hội... Đồng thời tạo ra hàng loạt bình luận (comnent) tiêu cực
nhằm gây nhiễu loạn, hoài nghi trong dư luận, khiến không ít người bị rơi vào
“trận đồ bát quái” - không hiểu đúng sai thế nào!
Ba là,
chúng thêu dệt, bịa đặt về nguồn gốc xuất thân, gia đình cũng như bản thân cán
bộ lãnh đạo cấp cao, trong đó hầu hết là những nội dung theo kiểu “thâm cung bí
sử”, đen tối, tiêu cực... để rồi quy chụp rằng mọi bí ẩn, khuất tất, xấu xa đều
liên quan đến cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng lu loa rằng dân chủ ở Việt
Nam chỉ là “chiếc bánh vẽ”, đồng thời để hạ thấp uy tín đại biểu Quốc hội,
chúng rêu rao “tất cả những người mà được gọi là đại biểu quốc hội đều được lựa
chọn quyết định từ trước, bầu cử chỉ là hình thức”.
Bốn là,
các thế lực phản động, thù địch luôn “nhấn mạnh” cái gọi là “nguyên nhân của
những tiêu cực” xuất phát từ công tác nhân sự. Chúng đưa ra các bài viết, phỏng
vấn, trao đổi, bình luận với những luận điệu như: công tác nhân sự của Đảng,
nhất là nhân sự cấp cao “là cuộc “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng nội bộ”,
“thủ tiêu đối phương”, “theo lợi ích nhóm”… công tác nhân sự trong Đảng chỉ là
sự ngụy tạo, chỉ là hợp thức hóa, là dịp để hội hè, tốn kém tiền bạc của nhân
dân, còn nhân sự đã được sắp đặt theo lợi ích nhóm!”. Cùng với đó, chúng cho
rằng “cán bộ lãnh đạo của Đảng là nhóm người đặc quyền đặc lợi”, “tự cho mình
cái quyền được ban phát quyền lực, bổng lộc, chức tước, biến quyền lực của nhân
dân thành quyền lực của mình”..
Vẫn là
“mô-típ” cũ, những luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của đội ngũ
cán bộ nói chung, lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói riêng trong tình hình hiện nay
chỉ là “phần nổi của tảng băng”, nguy hiểm và sâu xa hơn - điều mà các thế lực
thù địch, phản động nhắm đến chính là “tung hỏa mù” để gây nghi ngờ, hoang mang
trong dư luận, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Bằng
tri thức lý luận và từ thực tiễn đời sống chính trị, xã hội của đất nước, chúng
ta hoàn toàn có cơ sở và luận cứ khoa học để đấu tranh bác bỏ những luận điệu
sai trái, thù địch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét