Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

NVI39 - “BÀI HOA, THOÁT TRUNG” - LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TRỐNG RỖNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

Hiện nay, TQ là một nước lớn, thị trường hơn 1,4 tỷ dân, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế mà Việt Nam phải tận dụng; TQ có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và hiện đang là thị trường của thế giới là công xưởng của thế giới; có khả năng sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, có sức cạnh tranh cao. Cả thế giới đổ xô vào TQ để làm ăn.

Sự chuyển mình của TQ làm cho thế giới chuyển mình theo, sự phát triển của TQ làm cho thế giới phát triển theo. TQ hắt hơi sổ mũi thì thế giới phải uống thuốc phòng thân… TQ đã trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu và nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Theo dữ liệu được công bố bởi Phòng Thống kê LHQ, TQ chiếm 28% sản lượng sản xuất toàn cầu trong năm 2018. Hiện tại, TQ sản xuất gần 1/3 lượng hàng hóa của thế giới, gần bằng số lượng của 3 nước (Mỹ, Nhật, Đức) cộng lại. TQ hiện tại có 2 ưu thế lớn trong việc duy trì sức mạnh sản xuất (nền công nghiệp sản xuất và là thị trường rộng lớn). Đặc biệt, điều này thể hiện rất rõ trong những tháng gần đây giữa đại dịch COVID-19.

Nền công nghiệp sản xuất của TQ là không có đối thủ về độ sâu rộng. TQ sản xuất tất cả mọi thứ, hãy nhìn các vật dụng trong nhà mình từ cái lưỡi lam cạo râu, que tăm, bình thủy, đến đôi vớ bình thường… và cho đến sản phẩm công nghệ sinh học tối tân. Tuy chi phí ngày càng tăng, nhưng TQ luôn giữ được khả năng cạnh tranh. Điều này có được là nhờ sự kết hợp của các cụm sản xuất, cơ sở hạ tầng hiện đại và các nhà máy luôn được nâng cấp. Vào đầu tháng 2/2020, TQ đã sản xuất 10 triệu chiếc khẩu trang một ngày, chiếm 1/2 sản lượng thế giới. Và chỉ đến cuối tháng, con số này đã tăng vọt lên gần 120 triệu chiếc một ngày. Tân Hoa Xã bình luận rằng, “Điều này không đơn thuần chỉ là sự nỗ lực phi thường, mà còn bởi TQ có một chuỗi cung ứng hoàn thiện nhất thế giới”.

TQ có thị trường rộng lớn. Đây chính là lý do mà các công ty Mỹ không muốn chính quyền Trump đẩy mạnh “chiến tranh thương mại” với TQ. Các công ty Mỹ chỉ muốn ông Trump gây vừa đủ áp lực để giúp họ thuận lợi hơn khi hoạt động ở TQ nhưng không quá mạnh để làm mất hết cơ hội. Bất chấp chiến tranh thương mại, các công ty trên toàn thế giới vẫn tiếp tục đầu tư vào TQ.

Điều này thể hiện rõ khi mà hãng sản xuất xe điện số 1 thế giới Tesla vừa khánh thành đại công xưởng sản xuất xe điện ở Thượng Hải, công ty hóa chất BASF của Đức cũng vừa đầu tư 10 tỉ USD vào tổ hợp sản xuất ở miền Nam TQ. Ngoài ra, chỉ trong vòng 18 tháng gần đây, giá trị các hợp đồng sáp nhập và mua lại của nước ngoài ở TQ đã đạt mức cao nhất trong vòng một thập kỷ.

Do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, như dự kiến, suy thoái toàn cầu đang đè nặng lên các nhà sản xuất TQ. Xuất khẩu của TQ đã giảm 8% trong 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các công ty TQ đang ở trong tình trạng tốt hơn so với hầu hết các nơi khác, nhờ thành công của TQ trong việc ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Kinh tế TQ là một trong số ít nền kinh tế có khả năng tăng trưởng trong năm nay. Việc nối lại hoạt động công nghiệp trước đó đã cho phép các nhà xuất khẩu giành thị phần trong khi hầu hết các quốc gia khác vẫn đang trong tình trạng đóng cửa. Tại Nhật, hàng hóa từ TQ chiếm 30% tổng lượng nhập khẩu trong tháng 5/2020. Tại châu Âu, lượng hàng hóa nhập khẩu từ TQ cũng đạt mức kỷ lục, chiếm 24% tổng lượng nhập khẩu trong tháng 4/2020. Rõ ràng, các nước đã thấy năng lực sản xuất của TQ như thế nào. Đồng thời, họ cũng nhận ra họ dễ tổn thương ra sao, khi mà TQ là nguồn cung cho hầu hết mọi nhu yếu phẩm. Điển hình là trong đại dịch, toàn thế giới đổ xô mua khẩu trang và máy thở sản xuất tại TQ.

Hằng năm, hơn 200.000 thương nhân từ khắp thế giới đổ về Hội chợ Quảng Châu - hội chợ thương mại lớn nhất thế giới. Năm nay, vì đại dịch, hội chợ này được tổ chức hoàn toàn online trong suốt 10 ngày, bắt đầu từ ngày 14/6 và kết thúc vào ngày 24/6/2020. Dù không hề có giao dịch nào được thực hiện trực tiếp, nhưng “hội chợ ảo” này đã trở thành một sự kiện biểu dương cho sức mạnh sản xuất của TQ. Khoảng 25.000 nhà sản xuất đã thực hiện triển lãm trực tuyến, chào hàng sản phẩm của họ ngay tại nhà máy, đồng thời thực hiện các thương thảo, giao dịch qua mạng. Các sản phẩm, dịch vụ trong hội chợ này vô cùng đa dạng. Hầu như không có một sản phẩm hay dịch vụ nào không được tìm thấy ở hội chợ, từ những vật dụng thông thường cho đến máy móc công nghiệp, hóa chất, dược phẩm...Thành công của hội chợ ngay giữa đại dịch phản ánh rõ ràng hơn câu cửa miệng của người Quảng Châu: “TQ là công xưởng của thế giới”.

Mặt khác, các nước lớn cụ thể là Mỹ cũng tận dụng TQ để làm ăn, phát triển kinh tế: Ngay từ khi lên cầm quyền Tổng thống Mỹ, Bill Clinton đã xác định TQ là một thị trường tiềm tàng rất cần cho việc phục hồi kinh tế Mỹ. Tiềm lực của thị trường TQ rất lớn, tính đến 1996, bình quân mỗi người TQ mới chỉ mua 9,25 USD hàng hoá của Mỹ so với mỗi người Hàn Quốc mua 550 USD, trong khi buôn bán hai chiều Mỹ - Hàn mới chỉ đạt 25 tỷ USD, kém xa buôn bán Mỹ - Trung (trên 60 tỷ USD). Dự tính (theo cách thông thường), nếu quan hệ thương mại Mỹ - TQ được bình thường hóa thì sau 3 năm họ sẽ nhập một khối lượng hàng lên tới 700 tỷ USD của Mỹ. Vì vậy, bất chấp cương lĩnh tranh cử thù địch, Chính quyền của Tổng thống Bill Clinton đã hỗ trợ Trung Quốc thuận lợi gia nhập WTO và thâm nhập vào thị trường Mỹ. Trong quá trình quan hệ, những đơn hàng rất lớn TQ đặt mua (máy bay, linh kiện điện tử, nông sản) và hàng tiêu dùng giá rẻ từ TQ mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn đến nông dân Mỹ và người tiêu dùng tạo ra ảnh hưởng lớn đối với dư luận xã hội ủng hộ hợp tác kinh tế Mỹ - Trung.

Đối với Việt Nam: Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh chóng. TQ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 14 năm liên tục. Năm 2018 đã cán mốc trên 100 tỷ USD và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; đặc biệt, TQ là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hai nước vẫn đạt hơn 44,35 tỉ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2019. Về quan hệ giao lưu văn hóa, du lịch: Năm 2019 có 5.8 triệu lượt khách TQ tới Việt Nam du lịch và hơn 2 triệu lượt khách Việt Nam đi du lịch TQ.

- Trong quan hệ với TQ: hợp tác và cảnh giác, không “bài Trung” cũng không tuyệt đối dựa vào TQ.

- Hai điểm không thể: từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; từ bỏ mối quan hệ láng giềng với TQ.

- Ba điều không nên: khuyến khích chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; mơ hồ đối tượng, đối tác trong quan hệ quốc tế; xa rời luật pháp quốc tế.

- Bốn việc không được: đối đầu, cực đoan trong quan hệ quốc tế; liên minh với nước này để chống nước khác; buông lỏng tinh thần cảnh giác cách mạng; đánh đổi lợi ích quốc gia dân tộc.

Xác định rõ việc Mỹ phản đối hành động của TQ ở Biển Đông là để phục vụ cho chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bảo vệ lợi ích chiến lược, củng cố vị trí siêu cường của Mỹ, chứ không phải Mỹ ủng hộ Việt Nam. Đừng mộng tưởng Mỹ sẽ hết lòng vì ta, thứ tự “ưu tiên” của Mỹ đối với ASEAN Việt Nam còn xếp sau nhiều nước kể cả CPC. Tuy nhiên, chúng ta cần tận dụng những việc Mỹ bảo vệ các lợi ích có liên quan của Mỹ ở biển Đông, để bảo vệ quyền chủ quyền của chúng ta.

Từ lợi ích mỗi nước trong quan hệ VN - TQ hiện nay, nếu quan hệ hợp tác đổ vỡ, cả hai nước đều chịu những tổn thất to lớn, thậm chí gây rối loạn đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và VN là nước chịu ảnh hưởng lớn hơn. Ngược lại, quan hệ VN - TQ càng mở rộng, mật thiết thì môi trường đối thoại và lợi ích chung tăng lên, nguy cơ đối đầu, xung đột giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Vì vậy, “Bài hoa, thoát Trung” là luận điệu xuyên tạc trống rỗng của các thế lực thù địch hòng phá vỡ mối quan hệ hữu nghị, truyền thống Việt Nam – Trung Quốc.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...