Nhìn lại 35 đổi mới, tại Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phủ
Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc
tế như ngày nay”. Và thực tế, trong thời gian vừa qua, thông qua hoạt động ngoại
giao giữa Việt Nam với các quốc gia lớn trên thế giới đã tiếp tục khẳng định “vị
thế và uy tín” của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong tháng 8 vừa rồi, chỉ 2 ngày trước khi Phó Tổng thống Kamala
Harris đến Việt Nam, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là Hùng Ba đã làm việc với
phía Việt Nam về việc viện trợ 2 triệu liều vaccine Vero Cell - Sinopharm cho
Việt Nam nhằm chống lại đại dịch. Nhiều tờ báo uy tín cho rằng đây là một động
thái “phủ đầu” trước chuyến thăm của bà Harris đến Việt Nam. Trong chuyến thăm
việt Nam, khi bà Harris mong muốn nâng cấp quan hệ từ “đối tác toàn diện” lên
“đối tác chiến lược”, phía Trung Quốc cũng gần như ngay lập tức tuyên bố sẽ đặt
Việt Nam vào hàng ưu tiên bậc nhất trong cuộc chiến chống đại dịch và ngoại
giao. Cần nhớ rằng, việc nâng cấp quan hệ đối tác chỉ mới được đưa ra từ phía Mỹ.
Còn Việt Nam thì vẫn "hoan nghênh".
Vào nửa cuối tháng 9 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ để
tham gia Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 76 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, qua
đó đã khẳng định những quan điểm của Việt Nam mang tầm quốc tế, tiếng nói khẳng
định được vị thế, uy tín của đất nước khi tham gia vào quá trình giải quyết các
vấn đề toàn cầu hóa. Tại Mỹ, bên cạnh hoạt động tiếp xúc các tập đoàn, doanh
nghiệp, Chủ tịch nước đã có nhiều khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam với
một số lãnh đạo, quan chức của Mỹ. Càng thể hiện rõ vị thế của đất nước hơn nữa,
đó là ngay sau khi rời Mỹ, Chủ tịch nước cùng đoàn ngoại giao đã tới thăm đất
nước Cuba anh em. Đó là một nước cờ ngoại giao mà nhiều bên đánh giá là “mạo hiểm”
khi công khai đến thăm chính thức Cuba ngay sau khi rời Mỹ. Tuy nhiên nếu chúng
ta không có vị thế, không có uy tín thì chắc chắn rằng sẽ không làm được những
điều như vậy.
Mới đây, một trong những hoạt động ngoại giao tiếp tục khẳng định vị thế,
uy tín của Việt Nam nữa đó là hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn làm
việc cấp cao của Việt Nam thăm chính thức Pháp và làm việc tại Anh Quốc. Như chúng
ta đều đã biết, quan hệ giữa Anh và Pháp trong thời gian qua rất căng thẳng, từ
vụ Anh - Mỹ “xúi” Úc bùng kèo hợp đồng tàu ngầm trị giá khoảng 40 tỷ đô la và động
thái liên quan đến giấy phép đánh bắt cá hậu Brexit giữa hai cường quốc lớn mạnh
bậc nhất châu Âu này. Hai quốc gia này đã “cơm không lành, canh không ngọt”
trong hai tháng trở lại đây, cả Pháp và Anh đều đã triệu tập đại sứ của quốc
gia đối lập để phản đối, báo chí thì va chạm nhau không tiếc lời, giới ngoại
giao thì xài đầy những ngôn ngữ rất cứng rắn chưa từng xuất hiện giữa các đồng
minh phương Tây với nhau.
Và tự nhiên, một quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á, thực hiện một chuyến
công du kéo dài khoảng 7 ngày đến cả Anh và Pháp. Chuyến thăm Anh và Pháp, tổng
giá trị các hợp đồng kinh tế đã cam kết hoặc phi cam kết giữa Việt Nam và hai
quốc gia trên có thể lên tới 20 tỷ đô la. Tại Anh, Việt Nam và quốc gia này thực
hiện các hợp đồng, trao đổi về lĩnh vực khí hậu, giáo dục, công nghệ hàng
không, bảo hiểm và phát triển bền vững… Còn tại Pháp, đó là các hợp đồng, cam kết
trong các lĩnh vực như công nghiệp điện, nông nghiệp sạch, công nghiệp ô tô,
công nghiệp chế tạo và có cả hàng không dân dụng… Chính vì các lĩnh vực ký kết
đều tách biệt, Việt Nam cân bằng được lợi ích giữa hai quốc gia đang có những
mâu thuẫn lớn về ngoại giao, không tạo ra những cuộc xung đột về lợi ích của
các doanh nghiệp Anh - Pháp. Đó chính là khẳng định vị thế, uy tín của Việt
Nam, khẳng định sự tài tình khéo léo trong ngoại giao của lãnh đạo Đảng và Nhà
nước ta.
Đứng giữa xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam chúng ta vừa làm tốt những vấn
đề để “cân bằng lợi ích” giữa các bên mà vẫn không ngừng nâng cao vị thế, uy
tín của Việt Nam. Chúng ta cần đấu tranh
mạnh mẽ với các quan điểm sai trái cho rằng vị thế và uy tín của Việt Nam hiện
nay không được đánh giá cao hoặc những quan điểm hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng
và Nhà nước ta khi tham gia các hoạt động đối ngoại.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét