Chuyến công du tại châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã để lại ấn tượng sâu đậm và mạnh mẽ với các bạn bè, đối tác quốc tế về một Việt Nam đầy tự tin và trách nhiệm với các vấn đề cấp bách nhất của thế giới, cũng như với tương lai phát triển đất nước và sinh mệnh, sinh kế của người dân nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm
Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị lần thứ 26 Các
bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) và
thăm làm việc tại Vương quốc Anh (từ ngày 31/10 đến ngày 3/11), thăm chính thức
Cộng hòa Pháp (từ ngày 3/11 đến 5/11).
Chuyến công
tác đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng, kết quả thực chất và có ý nghĩa chiến
lược cho cả mục tiêu trước mắt và lâu dài. Những kết quả toàn diện và cụ thể của
chuyến đi không chỉ hiện qua những con số về các hợp đồng, thỏa thuận thương mại,
hay số lượng những cuộc tiếp xúc song phương, các hoạt động trong lịch trình
làm việc dày đặc của đoàn… mà còn qua sự đón tiếp trọng thị mà thân tình, gần
gũi, sự tin cậy và tình cảm nồng ấm, chân thành của các đối tác dành cho Việt
Nam.
Nhiều đối
tác, bạn bè quốc tế và lãnh đạo, nguyên thủ một số nước đã thể hiện rõ sự ngưỡng
mộ Việt Nam, đánh giá cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong sự
quan tâm chung của dư luận quốc tế dành cho COP26, báo chí quốc tế dành nhiều sự
quan tâm và thời lượng cho các thông điệp của phía Việt Nam, sự năng động, quyết
liệt của người đứng đầu Chính phủ.
Sự tin cậy chính trị và tình cảm nồng ấm,
chân thành
Trong nhiều
trường hợp, các cơ quan báo chí phải huy động cả đội ngũ phóng viên thường trú
để bám theo các hoạt động của đoàn. Đoàn phóng viên tháp tùng Thủ tướng là những
phóng viên “thiện chiến”, có kinh nghiệm tác nghiệp ở các sự kiện lớn với sự hỗ
trợ của Bộ Ngoại giao, nhưng cũng phải cố gắng hết sức để kịp thời đưa tin về
các hoạt động của đoàn công tác.
Điều này dễ
hiểu, bởi Hội nghị thượng đỉnh COP 26 về biến đổi khí hậu đã thu hút sự tham
gia của gần 200 quốc gia thành viên, trong đó có 120 nguyên thủ và thủ tướng
các nước cùng khoảng 36 nghìn đại biểu. Vì thế, đây cũng là cơ hội để gặp gỡ,
trao đổi, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các đối tác.
Thực tế, Thủ
tướng Chính phủ và đoàn Việt Nam đã có hơn 20 cuộc gặp, tiếp xúc song phương với
Lãnh đạo cấp cao các nước ở tất cả các châu lục, trong đó có các đối tác chiến
lược, đối tác lớn và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế, năng lượng mới,
môi trường…
Tại các cuộc
tiếp xúc rất ngắn gọn nhưng hiệu quả này, các nhà lãnh đạo nhiều lúc bỏ qua những
nghi thức lễ tân thông thường để trao nhau những cái bắt tay, cái ôm thật chặt,
song những nội dung trao đổi lại rất cụ thể, thực chất về những lĩnh vực có thể
hợp tác trong thời gian tới.
Thái tử Anh,
Thủ tướng Anh, Thủ hiến ba vùng Scotland, Wales và Bắc Ireland đều dành thời
gian, kể cả ngày nghỉ để hội kiến và tiếp xúc riêng với Thủ tướng Phạm Minh
Chính. Dù ngay trước khi diễn ra Hội nghị, Thủ tướng Anh cũng đã có cuộc điện
đàm với Thủ tướng Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là vị khách duy nhất
được Thủ hiến Scotland tiếp đón tại nhà riêng vào sáng ngày Chủ Nhật trong
không khí ấm áp, thân tình, trọng thị.
“Chiếc lò xo bị nén” đã đến lúc bật lên
Không chỉ
chung tay với cộng đồng quốc tế xử lý các vấn đề toàn cầu, các hoạt động của
đoàn cấp cao Việt Nam trong chuyến công tác này còn cho thấy rõ ràng sự tự tin
và trách nhiệm trước tương lai phát triển của đất nước.
Kết quả cực kỳ
ấn tượng của các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trong chuyến đi là cụ thể,
thiết thực. Với sự chứng kiến của Thủ tướng, gần 60 bản ghi nhớ hợp tác đã được
doanh nghiệp Việt Nam và các nước thoả thuận, tổng giá trị đầu tư cam kết lên đến
hơn 30 tỷ USD.
Ngoài ra, Thủ
tướng Chính phủ đã có gần 40 cuộc tiếp xúc, trao đổi với hơn 60 lãnh đạo các tập
đoàn, ngân hàng, trường đại học hàng đầu của Anh, Pháp và Châu Âu. Lãnh đạo các
Bộ tham gia đoàn cũng đã làm việc riêng với khoảng gần 50 tập đoàn, doanh nghiệp
lớn để trao đổi về các dự án đầu tư cụ thể và phương hướng hợp tác trong thời
gian tới.
Vừa lo cấp bách, vừa tính chiến lược lâu dài
Hợp tác y tế
và công tác ngoại giao vaccine, vận động các đối tác hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực
kiểm soát dịch bệnh là một trọng tâm của chuyến thăm lần này. Kết quả, các nước
đã đáp ứng tích cực đề nghị của Việt Nam.
Theo đó, Pháp công bố viện trợ thêm gần 1,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 qua kênh song phương và cơ chế COVAX, nâng tổng số liều vaccine Pháp hỗ trợ cho Việt Nam lên hơn 2 triệu liều; Anh khẳng định sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19.
Công ty cổ phần
vaccine Việt Nam và Công ty Astra Zeneca ký hợp đồng mua 25 triệu liều, nâng tổng
số thoả thuận lên hơn 55 triệu liều…
Tiếp Thủ tướng,
Giám đốc điều hành Tập đoàn AstraZeneca Pascal Soriot đã không giấu nổi cảm xúc
vui mừng, khi ông ví von “Thủ tướng Chính phủ và đoàn Việt Nam đã đem nắng ấm đến
cho chúng tôi” sau những ngày mưa rét liên miên. AstraZeneca cam kết trong
tháng 11 và tháng 12/2021 toàn bộ số vaccine sẽ được đưa về Việt Nam với tổng số
hàng chục triệu liều.
Trên đây chỉ
là một vài ấn tượng trong chuyến công du với lịch trình dày đặc, nội dung làm
việc phong phú của Thủ tướng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam với thành công
vượt quá mong đợi. Có thể nói, Thủ tướng đã tranh thủ, chắt chiu từng cơ hội, từng
giờ phút để đạt “năng suất”, hiệu quả tối đa cho chuyến đi, đáp ứng yêu cầu
phát triển và hội nhập của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét