Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 26.10, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật
Cảnh sát cơ động. Trước sự kiện đó mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần có nhận
thức đầy đủ đúng đắn về vấn đề này từ đó có sức đề kháng tốt trước những luận
điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, phản động.
Thứ nhất, có thể khẳng định rằng đây là một trong những nội
dung rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay bởi vì việc
ban hành Luật này sẽ thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng,
trong đó có lực lượng Cảnh sát Cơ động; khắc phục hạn chế, bất cập sau 7 năm thực
hiện Pháp lệnh Cảnh sát Cơ động; đồng thời tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc
xây dựng lực lượng Cảnh sát Cơ động đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự
trong tình hình mới.
Thứ hai, Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động đã được Ban soạn
thảo chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc, công phu và tương đối đầy đủ gồm 5 chương, 31 điều, quy định cụ thể 7 nhóm nhiệm vụ cơ bản của cảnh sát
cơ động, trên
cơ sở kế thừa các quy định phù hợp với pháp luật, dự thảo bổ sung những nhiệm vụ
cảnh sát cơ động đang thực hiện theo quy định trong các quyết định của Bộ
Công an.
Thứ ba, Nội dung Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động đã được đưa ra thảo luận, bàn bạc trước Quốc
hội, phát
huy tinh thần dân chủ, trí tuệ tập thể, đã có 26 ý kiến đại biểu phát biểu và 7
ý kiến đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết
ban hành Luật Cảnh sát cơ động, đồng thời có những ý kiến về những nội dung cụ
thể của dự án Luật Cảnh sát cơ động như: Khái niệm và giải thích từ ngữ, phạm
vi điều chỉnh, bố cục của dự thảo luật; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
nguyên tắc hoạt động, trang bị của Cảnh sát cơ động; hệ thống tổ chức; quyền
huy động người, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát cơ động; quy định Cảnh sát
cơ động được trang bị tàu bay để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao; điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ; xây dựng Cảnh sát cơ động;
hợp tác quốc tế của Cảnh sát cơ động; phối hợp của cảnh sát cơ động với cơ quan,
tổ chức, lực lượng có liên quan; các hành vi bị nghiêm cấm; nghĩa vụ, trách nhiệm,
chế độ, chính sách của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động; tuyển chọn công dân
vào Cảnh sát cơ động; trách nhiệm quản lý nhà nước, vai trò giám sát của Quốc hội
và các cơ quan Quốc hội, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
cấp. Đối với ý kiến về những nội dung trên đã được Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công
an Tô Lâm giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu; nhấn mạnh tới
việc hoàn thiện dự thảo Luật chặt chẽ, thống nhất với hệ thống pháp luật,
tránh chồng chéo nhiệm vụ với các lực lượng khác. Bộ Công an sẽ phối hợp với Ủy
ban Quốc phòng, An ninh Quốc hội nghiên cứu giải trình, tiếp thu, chỉnh lý,
hoàn thiện dự thảo luật, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, tháng
5/2021 theo đúng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
Có thể khẳng định rằng, Dự thảo Luật Cảnh sát Cơ động
chính là nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật về Cảnh sát cơ động, luật hóa
những quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân, thiết lập cơ sở
pháp lý đầy đủ, vững chắc cho tổ chức và hoạt động của Cảnh sát cơ động phù hợp
với quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng vai trò là lực lượng
chuyên trách, nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang trong bảo vệ an ninh quốc
gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét