Tại hội đàm, Thủ tướng Chính phủ hai
nước hoan nghênh mối quan hệ lâu đời và bền vững giữa Việt Nam và Pháp. Trên cơ
sở Tuyên bố chung được thông qua nhân chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 25/3 đến 27/3/2018, hai Thủ
tướng khẳng định quyết tâm làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược ký
năm 2013.
Việt Nam đánh giá cao vai trò của Pháp
và Liên minh châu Âu (EU) tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như các chiến
lược của Pháp và EU khẳng định sự quan tâm của Pháp và EU đối với khu vực này.
Việt Nam ủng hộ nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm góp phần củng cố hệ thống
quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế, ứng phó với các thách thức toàn cầu và đặt
nền tảng cho phục hồi kinh tế nhanh chóng, công bằng và bền vững, tạo ra thịnh
vượng lâu dài. Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của Quan điểm của ASEAN về khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (ASEAN Indo - Pacific Outlook - AIPO).
Việt Nam và Pháp chia sẻ quan điểm gần
gũi trên nhiều vấn đề lớn của khu vực và quốc tế, trong đó có an ninh, y tế và
phát triển bền vững. Hai nhà Lãnh đạo Chính phủ đã thông qua tuyên bố sau
đây :
1. Việt Nam và Pháp
trước hết khẳng định tình đoàn kết trong đại dịch COVID-19 và tầm quan trọng
của việc thúc đẩy tiếp cận công bằng, bình đẳng vaccine và thuốc điều trị
COVID-19. Dịch bệnh càng làm nổi bật mối quan hệ vững chắc giữa hai nước, qua
việc Việt Nam trao tặng một số lượng lớn khẩu trang cho Pháp vào năm 2020 và
Pháp trao tặng 2 triệu liều vaccine cho Việt Nam vào tháng 9 và tháng 11 năm
2021. Việt Nam hoan nghênh sự đóng góp của Liên minh châu Âu và các quốc gia
thành viên của EU, những nước đóng góp hàng đầu cho cơ chế COVAX.
2. Việt Nam và Pháp
tái khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác trước những thách thức chung. Hai
nước nhấn mạnh vai trò quan trọng của chủ nghĩa đa phương, trong đó Liên Hợp
Quốc giữ vị trí trung tâm và tái khẳng định sự gắn bó với Hiến chương Liên Hợp Quốc,
đặc biệt là tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các
quyền tự do cơ bản đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
3. Việt Nam và Pháp sẽ nỗ lực hoạt động
theo hướng tăng cường triển khai các quan hệ đối tác giữa EU với Việt Nam và EU
với ASEAN, trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU và
nhiệm kỳ Pháp làm chủ tịch EU trong nửa đầu năm 2022. Pháp khẳng định cam kết
hợp tác ngày càng sâu rộng với ASEAN. Pháp cảm ơn Việt Nam đã có vai trò tích
cực hỗ trợ Pháp đạt quy chế đối tác phát triển của ASEAN. Việt Nam ủng hộ Pháp
tham gia vào các cơ chế hợp tác của ASEAN.
4. Pháp và Việt Nam đoàn kết đối mặt với
những hậu quả kinh tế và xã hội của đại dịch COVID-19. Hai bên tái khẳng định
quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ phục hồi
kinh tế. Trên tinh thần này, hai bên sẽ tổ chức Đối thoại cấp cao kinh tế, diễn
đàn chính của đối thoại kinh tế song phương, trong tháng 01 năm 2022 nếu điều
kiện cho phép theo một hình thức giúp đạt được những tiến bộ cụ thể.
5. Trong khi dịch bệnh COVID-19 làm chậm
lại sự giao lưu nhân dân hai nước, Pháp và Việt Nam mong muốn tạo điều kiện sớm
nối lại quan hệ này. Hai bên mong muốn khuyến khích trao đổi khách du lịch,
sinh viên, giáo viên và cán bộ giáo dục, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nhân viên y
tế, thực tập sinh và tình nguyện viên quốc tế, cũng như các chuyên gia và các
doanh nhân hai nước - những người đang hàng ngày tạo nên sức sống cho mối quan
hệ Pháp - Việt.
6. Pháp cam kết sát cánh cùng Việt Nam
trong quá trình phát triển bền vững, đặc biệt trong khuôn khổ các dự án cơ sở
hạ tầng lớn. Hai bên tái khẳng định mong muốn sẵn sàng tăng cường quan hệ đối
tác kinh tế và công nghiệp lâu dài trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông,
năng lượng và vũ trụ. Hai bên mong muốn các dự án đang tiến hành sớm đạt được
thành công và các công ty Pháp sẽ được mời tham gia vào các dự án trong tương
lai.
7. Sau cùng, lãnh
đạo Chính phủ hai nước hoan nghênh việc tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các
địa phương Việt Nam và Pháp, sự hợp tác trong những thập kỷ qua đã giúp phát
triển các mối quan hệ phong phú và độc đáo giữa các địa phương, cũng như các
trường trung học, đại học và bệnh viện, của Pháp và Việt Nam.
Pháp và Việt Nam
coi hợp tác giữa các địa phương là một trụ cột của hợp tác song phương góp phần
tăng cường mối quan hệ và tình đoàn kết giữa hai nước và nhân dân hai nước. Kỳ
họp tiếp theo về hợp tác giữa các địa phương tại Hà Nội vào cuối năm 2022 sẽ là
một giai đoạn quan trọng cho việc ký kết các quan hệ đối tác mới.
Thời gian gần đây, lợi
dụng những diễn biến phức tạp do dịch Covid-19, các tổ chức, đối tượng thường
xuyên tung ra những luận điệu xuyên tạc, hòng phá vỡ thành quả chống dịch của
Việt Nam cũng như kết quả chuyến thăm chính thức của
Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính tại
Pháp từ ngày 3/11 đến 5/11/2021.
Và cũng chính vì vậy, Thủ
tướng Phạm Minh Chính luôn là đối tượng bị các thế lực thù địch, các đối tượng
phản động, chống đối, cơ hội chính trị tập trung tấn công. Thủ đoạn của các đối
tượng này là lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin xuyên tạc, thất thiệt
về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc của Thủ tướng. Sau đó tiến
hành “bới bèo ra bọ”, mổ xẻ, nhào nặn, xuyên tạc thông tin với những luận điệu
công kích vừa công khai, vừa ẩn ý một cách vô cùng tinh vi và xảo quyệt.
Suy cho cùng, việc bị công kích hằng ngày cũng
chỉ là một phần nhỏ trong hàng nghìn áp lực mà lãnh đạo đất nước phải chịu
đựng. Tuy nhiên, nói ra để thấy rằng, những áp lực đó chẳng thể làm tinh thần
kiên quyết, những cống hiến cho đất nước bị suy giảm. Nhưng điều đó cũng không
có nghĩa là chúng ta dung túng cho những hành vi tấn công, xuyên tạc như vậy.
Cần lên án, kiên quyết và loại bỏ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét