Bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là
chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thời gian qua, các nỗ lực và
thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các quyền cơ
bản của người dân đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Vậy mà đây đó vẫn có những giọng điệu lạc lõng xuyên tạc,
bóp méo, phản ảnh không đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng dù
bằng chiêu trò gì chăng nữa, các thế lực thù địch, phản động cũng không thể phủ
nhận được những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các
quyền của người dân.
Như ngày 05/11/2021, trên trang blog Việt Nam Thời Báo,
đối tượng Trần Dzạ Dzũng tán phát bài “Luật An ninh mạng chỉ nhằm trảm những
nhà bất đồng chính kiến”, nội dung xuyên tạc các điều trong Luật, cho rằng
“Luật an ninh mạng xâm phạm các quyền tự do ngôn luận, cướp đi quyề sử dụng
internet của người dân”; vu cáo Đảng “đàn áp những người bất đồng chứng kiến”.;
tuyên truyền sai sự thật về việc giới nghệ sĩ làm từ thiện; kêu gọi người dân,
đặc biệt là thế hệ trẻ đấu tranh xóa bỏ Luật.
Trước hết chúng ta phải nhận thức, quan điểm nhất quán
của Đảng, Nhà nước Việt Nam là quyền con người được bảo đảm và thực hiện bằng
Hiến pháp và pháp luật. Ngay từ khi ra đời, Nhà nước Việt Nam đã đặt nhiệm vụ
bảo đảm quyền con người vào vị trí trung tâm. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai
sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên
bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Sau
đó, các nội dung liên quan đến quyền con người được thể chế hóa thành những
quyền hiến định trong bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946). Qua 4 lần sửa
đổi, bổ sung từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959, rồi Hiến pháp 1980, Hiến
pháp 1992 và năm 2013, quyền con người ở Việt Nam đã thực sự trở thành quyền
hiến định.
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử xuyên suốt
tiến trình đấu tranh cách mạng, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc XHCN, Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới mục tiêu cao nhất là tôn trọng
và bảo đảm các quyền con người. Đảng ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN với bản chất là "Nhà nước của dân, do dân và vì
dân". Trong hệ thống các quan điểm cơ bản, chính sách nhất quán và khuôn
khổ pháp luật, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Mọi
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đều hướng đến mục tiêu cao
nhất là vì con người, cho con người.
Hết xuyên tạc về tự do tôn giáo, tự do về báo chí, các
đối tượng cũng cho rằng tại Việt Nam không có tự do internet. Mới đây nhất, bản
báo cáo của tổ chức Freedom House liệt Việt Nam vào nhóm "các quốc gia
không có tự do trên Internet năm 2021".
Rất nhiều người Việt Nam đã bật cười bởi nếu không có tự
do internet, làm sao có thể đọc được một báo cáo phiến diện, lạc hậu và vô căn
cứ như vậy được.
Theo thống kê mới nhất của We Are Social thì Việt Nam là
quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới. Rồi
Internet di động thì sao? Từ 3G, rồi 4G và hiện nay 5G đang được triển khai đã
khiến Internet đã vươn tới mọi ngóc ngách của đất nước, từ thành thị tới nông
thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo, để mỗi người dân Việt Nam
đều có thể tự do tìm kiếm thông tin, chia sẻ, bày tỏ quan điểm cá nhân.
Đó là những minh chứng sống động cho việc việc Đảng, Nhà
nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền được tự do thông tin, tự do
Internet của mỗi người dân.
Còn về tự do Internet, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ
mạng xã hội lớn trên thế giới đều có mặt. Nếu có lo lắng về tự do internet tại
Việt Nam, thì chỉ nên lo lắng về một điều, đó là vì quyền tự do internet, mà
sức khỏe của một bộ phận giới trẻ tại Việt Nam bị ảnh hưởng vì nghiện internet.
Ở đâu khó khăn trong tiếp cận internet, chứ ở đất nước này, internet là cho
toàn dân. Như We Are Social & Hootsuite đã thống kê về chỉ số tiếp cận
Internet, Việt Nam có tới 150 triệu kết nối mobile, 68 triệu người dùng
internet. Hạ tầng 3G/4G đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới
98% số phường xã.
Tại Việt Nam, Internet không chỉ đơn thuần phục vụ cho
đời sống xã hội của người dân. Mà Internet là yếu tố căn bản để xây dựng Chính
phủ số và giải quyết hầu hết mọi công việc của chính quyền. Nhưng bằng nhiều
cách khác nhau, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc về tự do tiếp cận
Internet của Việt Nam. Họ cho rằng Việt Nam không có tiến bộ trong vấn đề này.
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch cũng cho rằng, ở
Việt Nam, người dùng mạng xã hội không được bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của
mình. Nhưng thực tế là những người bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ là
những trường hợp vi phạm luật pháp Việt Nam với những hành vi vi phạm rất cụ
thể.
Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền con
người còn được cụ thể hóa trong các đạo luật quan trọng của Nhà nước như Bộ
luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo,
Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng… Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy,
trong những năm qua Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trong
đảm bảo quyền con người, nhất là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do báo
chí, tự do ngôn luận, hội họp… Cùng với đó, rất nhiều chính sách an sinh xã hội
đã được Đảng, Nhà nước triển khai nhằm hướng tới người nghèo, người yếu thế,
tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản, nhất là tại các địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo.
Mới đây nhất, nhân dịp tại cuộc trao đổi bên lề COP26, Thủ tướng Phạm Minh
Chính đã nói “Nhân quyền lớn nhất là lo cơm ăn áo mặc
cho 100 triệu dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc, khi khó khăn không bỏ ai lại
phía sau”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định. Thời gian vừa qua
trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Đảng và Nhà nước ta đã nổ lực “không để
ai bị để lại phía sau”. Nhiều chính sách cụ thể để hỗ trợ người dân chống dịch,
người dân được tiêm phòng miễn phí, những người nhiệm bệnh cũng được chữa trị
miễn phí, có ca chi phí chữa trị lên đến gần 2 tỉ đồng… Đây là những minh chứng
hùng hồn để phản bác lại những luận điệu sai trái về nhân quyền của các thế lực
thù địch.
Nhân quyền là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và thường xuyên bị các thế lực
thù địch, phản động lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, thực hiện các
mưu đồ chính trị đen tối. Bởi vậy, hơn lúc nào hết mỗi chúng ta cần phải nhận
thức đúng đắn, hiểu đúng, đầy đủ về nó và luôn tỉnh táo, cảnh giác để nhận diện
các luận điệu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống Việt Nam của các
thế lực, thù địch, phần tử xấu./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét