Gần đây các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội chính trị có nhiều thông tin bịa đặt về kết quả dự Hội nghị COP26
của đoàn Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu, cho rằng chuyến công
tác không đạt được nhiều kết quả nhưng dược truyền thông thổi phồng; vị thế,
tín của Việt Nam với quốc tế là thấp.
Có thể khẳng định đây là luận
điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc không đúng sự thật, chuyến công tác của thủ
tướng đã thành công tốt đẹp, Thủ tướng đã đưa ra nhiều cam kết quan trọng tại Hội
nghị COP 26, gặp các lãnh đạo quốc tế và nhiều thỏa thuận đầu tư lớn.
COP26 là sự kiện quốc tế lớn quan
trọng hàng đầu, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm trong bối cảnh biến đổi
khí hậu (BĐKH) diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, tác động ngày càng trầm
trọng trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của các nước và
sinh kế của người dân, đòi hỏi các quốc gia hành động khẩn trương, mạnh mẽ và
tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp hành động để đạt được mục tiêu đề ra trong
Thỏa thuận Paris.
Hội nghị đã thu hút sự tham gia của
gần 200 quốc gia thành viên trong đó có 120 Nguyên thủ và Thủ tướng các nước
cùng khoảng 36 ngàn đại biểu. Chính vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính và đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị mang nhiều ý nghĩa quan trọng và
đạt được nhiều kết quả thiết thực.
Thứ nhất, đây là bước triển
khai cụ thể ở cấp cao chủ trương, đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ
XIII về “tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập
quốc tế” và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa
phương đến năm 2030”.
Với việc tham gia đóng góp tại Hội
nghị, chúng ta đã tái khẳng định thông điệp mạnh mẽ tới tất cả bạn bè quốc tế về
một Việt Nam trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý một trong những
thách thức chung toàn cầu lớn nhất và được quan tâm cao nhất hiện nay là BĐKH;
qua đó thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương
hóa, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, thông qua sự tham
gia chủ động, tích cực với những thông điệp sâu sắc thể hiện trong các phát biểu
của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị, đặc biệt là cam kết liên
quan đến việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tham gia Cam kết giảm
phát thải mê-tan toàn cầu và Tuyên bố Glasgow các nhà Lãnh đạo về Rừng và sử dụng
đất, cộng đồng quốc tế thấy rõ hơn chủ trương, quyết tâm, nỗ lực và cam kết
chính trị của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH.
Trong tiếp xúc song phương nhân dịp
Hội nghị, lãnh đạo các nước chia sẻ chia sẻ những tác động nghiêm trọng của
BĐKH cũng như những khó khăn, thách thức chúng ta đang gặp phải trong ứng phó với
BĐKH, đồng thời cũng coi Việt Nam là hình mẫu về một nước đang phát triển còn
nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu về ứng phó BĐKH.
Các đề xuất cuả Thủ tướng được
các nước hoan nghênh, ủng hộ - điều này mở ra nhiều cơ hội để chúng ta tăng cường
hợp tác với các nước, các đối tác về tài chính, chuyển giao công nghệ và nâng
cao năng lực để hỗ trợ các nỗ lực của ta nhằm ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, sau gần 2 năm dịch bệnh
làm ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại và giao lưu quốc tế, nhân dịp
tham dự COP26, Thủ tướng Chính phủ và đoàn Việt Nam đã có hơn 20 cuộc gặp, tiếp
xúc song phương với Lãnh đạo cấp cao các nước ở tất cả các châu lục trong đó có
các đối tác chiến lược, đối tác lớn và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế,
năng lượng mới, môi trường... để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước và
các đối tác, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả, góp phần tích cực
củng cố cục diện đối ngoại vững chắc và thuận lợi để giữ vững hoà bình, ổn định
và phát triển đất nước.
Hợp tác y tế và công tác ngoại
giao vaccine, vận động các đối tác hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực kiểm soát dịch
bệnh là một trọng tâm của chuyến thăm lần này. Các nước chia sẻ khó khăn của
Việt Nam và đáp ứng tích cực đề nghị của ta: Pháp công bố viện trợ thêm gần 1,4
triệu liều vaccine chống COVID-19 qua kênh song phương và cơ chế
COVAX, nâng tổng số liều vaccine Pháp hỗ trợ cho Việt Nam lên hơn 2
triệu liều; Anh khẳng định sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực y tế, chuyển giao
công nghệ sản xuất vaccine COVID-19; Công ty cổ phần vaccine Việt
Nam và Công ty Astra Zeneca ký hợp đồng mua 25 triệu liều, nâng tổng số thoả
thuận lên hơn 55 triệu liều và cam kết trong tháng 11 và tháng 12/2021 toàn bộ
số vaccine sẽ được đưa về Việt Nam, kịp thời thực hiện nhanh chóng mục
tiêu tiêm vaccine toàn dân của Chính phủ.
Những kết quả tốt đẹp đó đã
bác bỏ hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch cho rằng, kết
quả của chuyến công tác không đạt được điều gì như mong đợi.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng,
chuyến công tác lần này của Thủ tướng Chính phủ và đoàn đại biểu cấp cao Việt
Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt kết quả toàn diện, thực chất và cụ thể, hiện
thực hoá đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII đề ra là độc lập, tự chủ vì
hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập
quốc tế toàn diện và sâu rộng, góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc. Đó là minh chứng sát thực nhất để bác bỏ hoàn toàn các
luận điệu xuyên tạc, suy diễn chủ quan của các thế lực thù địch, cơ hội chính
trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét