Theo Báo cáo Tổng quan phát triển kỹ
thuật số Việt Nam 2021 do We are social và Kepios công bố đầu năm 2022: Việt
Nam có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm 97,8% dân số từ 13 tuổi trở
lên). Lượng người dùng mạng xã hội năm 2022 cũng tăng 6,9% so với năm 2021. Đây là những con số
đáng mơ ước với bất kỳ loại hình truyền thông nào, cho thấy tiềm năng lớn của
mạng xã hội trong truyền thông chính trị ở Việt Nam.
Xét về mặt tích cực, nếu
sử dụng internet cũng như các mạng xã hội đúng mục đích và phù hợp sẽ là công
cụ hữu hiệu góp phần quan trọng phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với mỗi người dân, từ đó
củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích internet mang lại thì mặt trái của nó không hề nhỏ. Đáng chú ý, là hiện nay là một số cá nhân cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thành lập các hội, nhóm, diễn đàn sử dụng các website và các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Twitter, Youtube, MySpace... để đăng tải, chia sẻ lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng... Cách thức của chúng thường là tổng hợp tin tức từ các báo chính thống, các thông tin chưa được kiểm chứng để tạo ra sự “khách quan”, sau đó cài dần các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo sự thật, luận điệu sai trái, kích động trào lưu “xét lại lịch sử”, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kích động biểu tình, gây rối, tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây hoang mang, có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ là đối tượng thường xuyên tiếp cận với mạng xã hội.
Để phòng, chống thông tin xấu độc trên mạng xã
hội cho cán bộ, đảng viên đạt kết quả cao cần thực hiện tốt một số giải pháp
sau:
Thứ
nhất, cần đẩy mạnh hơn nữa
công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên và người dân về những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội; trong đó nòng
cốt là đội ngũ cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức đúng, đủ khả năng và sẵn sàng tham gia đấu
tranh các biểu hiện, nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các nguồn
thông tin sai trái, thù địch với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước. Không tán phát, chia sẻ thông tin kích động biểu tình hay
hình ảnh, video clip về cảnh tụ tập đông người, biểu tình gây rối. Không tin,
nghe, làm theo hay ủng hộ lời xúi giục của kẻ xấu có những hành động vi phạm
pháp luật.
Thứ
hai, mỗi cán bộ, đảng viên
cần trang bị cho mình kỹ năng sử dụng mạng xã hội. Không ngừng cập nhật kiến
thức, nâng cao “sức đề kháng” trước những thông tin xấu, độc. Cần chủ động
thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận, kịp thời phát hiện những thông tin xấu,
độc, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tham mưu cho cấp ủy Đảng
có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời.
Tham gia mạng xã hội là xu thế tất yếu trong
thời đại cách mạng số. Tuy nhiên, trước việc các thế lực thù địch đang lợi dụng
mạng xã hội để chống phá nước ta ngày càng tinh vi, phức tạp, thì vấn đề tham
gia mạng xã hội như thế nào không sa vào “cạm bẫy” của các thế lực thù địch,
làm phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, ảnh hưởng đến nhận thức, quan
điểm lập trường chính trị đúng đắn, là việc làm cần thiết đối với mỗi người dân
khi tham gia mạng xã hội.
mỗi cán bộ cần chủ động thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận, kịp thời phát hiện những thông tin xấu, độc, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để phòng chống
Trả lờiXóa