McNamara: Đại tướng, tôi muốn chúng ta
cùng nhìn lại những quan niệm của mình, cùng nhìn lại những cơ hội mà Hà Nội và
Washington có thể đã hiểu sai về nhau.
Đại tướng: Tôi không nghĩ rằng đã hiểu sai
các ông. Các ông từng là kẻ thù, các ông từng muốn đánh bại, muốn tiêu diệt
chúng tôi. Vì vậy chúng tôi buộc phải chiến đấu với các ông, một cuộc chiến
tranh nhân dân, để thu hồi non sông từ tay thực dân mới và đồng minh của các
ông tại Sài Gòn, mà chúng tôi vẫn gọi là bù nhìn, để thống nhất đất nước.
McNamara: ...Chúng tôi, tôi, Kennedy, hay
Johnson đâu có phải là thực dân mới theo cách ông nói? Hoàn toàn không phải.
Nào, nếu giờ chúng ta tập trung vào những sự kiện như Vịnh Bắc Bộ, nơi chúng ta
có thể đã hiểu sai về nhau thì_
Đại tướng: Xin lỗi, nhưng chúng tôi hoàn
toàn hiểu đúng về các ông...
McNamara: Chúng ta cần nhìn lại những sự
hiểu lầm, vì hai lý do. Thứ nhất là để xác định xem do đâu mà hiểu lầm. Thứ hai
là để rút ra bài học nhằm tránh những thảm kịch như vậy trong tương lai.
Đại tướng: Tôi đồng ý rằng bài học là cần
thiết. Nhưng ông nhầm khi nói cuộc chiến đó là thảm kịch và cho rằng nó bắt nguồn
từ những cơ hội bị bỏ lỡ. Có lẽ đó là thảm kịch về phía các ông, các ông tiến
hành chiến tranh xâm lược, theo kiểu thực dân mới. Các ông muốn thay chân người
Pháp, các ông thất bại, người của ông chết, vâng đúng vậy, đó là thảm kịch, vì
họ đã chết cho những động cơ sai lầm.
Nhưng với chúng tôi, cuộc chiến chống lại
các ông là sự hy sinh chính nghĩa. Chúng tôi không muốn đánh Mỹ. Chúng tôi
không muốn. Nhưng các ông không cho chúng tôi lựa chọn. Với chúng tôi, chẳng có
cơ hội nào bị bỏ lỡ cả. Chúng tôi đã làm cái phải làm để đánh đuổi các ông và
lũ bù nhìn. Tôi xin lỗi ngài McNamara, là đã một lần nữa lại dùng từ bù nhìn-
đánh đuổi các ông và lũ bù nhìn.
Vì vậy tôi đồng ý rằng các ông đã bỏ lỡ
các cơ hội và phải rút ra bài học. Còn chúng tôi ư? Tôi nghĩ chúng tôi không thể
làm gì khác trong hoàn cảnh đó...
McNamara (bào chữa): ... Dường như chúng
tôi đã nhìn phong trào cộng sản ở miền Nam có sự quan hệ gần gũi với các cuộc nổi
dậy du kích ở Miến Điện, Malaysia, và Philippines trong những năm 1950. Chúng
tôi đã không nhìn nhận đó là những phong trào dân tộc chủ nghĩa, mà là dấu hiệu
của một phong trào cộng sản thống nhất tại châu Á.
lịch sử thì không thể thay đổi
Trả lờiXóa