Thời gian gần đây, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, tán phát bài “ Trung Quốc bỏ lơ lời kêu gọi rút tàu của Việt Nam”; trang blog Tiếng Dân, đối tượng Trương Nhân Tuấn tán phát bài “Tình hình Biển Đông: Việt Nam tiến thoái lưỡng nan”, nội dung xuyên tạc đường lối đối ngoại, chính sách quốc phòng và biện pháp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta; đưa ra “dự thảo” về tình hình Biển Đông, gây hoang mang trong dư luận; kích động, lôi kéo hoạt động biểu tình trái quy định của pháp luật; phá hoại mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Trước hết, phải khẳng định trong mọi hoạt động, Đảng, Nhà nước ta đều xác
định nguyên tắc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. Trên lĩnh vực đối
ngoại, Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên
cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế,
bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”, “Trên cơ sở vừa hợp tác vừa đấu tranh, tiếp tục
nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia -
dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Không chỉ với Trung Quốc, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với
nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 192
(một trăm chín mươi hai) nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh
tế với hơn 221 (hơn hai trăm hai mươi mốt) thị trường nước ngoài và là thành
viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế.
Hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại một số bất đồng và nhận
thức khác nhau đối với vấn đề trên biển Đông. Đảng, Nhà nước Việt Nam kiên quyết
bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước mình. Quan điểm của Việt Nam về biển
Đông hết sức rõ ràng là những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết
song phương; những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì bàn bạc giữa các bên liên
quan. Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp Biển Đông bằng biện
pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982. Trong quá trình tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho
các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, các bên liên quan cần kiềm chế, cùng nỗ lực
duy trì hòa bình ổn định, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân
thủ nghiêm chỉnh HIến chương Liên hợp quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc
tế, trong đó có 5 nguyên tắc chung sống hòa bình; thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng
xử của các bên tại Biển Đông (DOC-2002) và Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề
Biển Đông (2012), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Mọi hành động
chống phá cực đoan, tấn công mối quan hệ giữa 2 nước đều không thể chấp nhận.
Đây là hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Đảng, Nhà nước ta lựa chọn
kiên trì thông qua đối thoại để giải quyết bất ổn. Các chuyến thăm, làm việc giữa
lãnh đạo 2 nước sẽ góp phần tạo tiền đề để tiếp tục đàm phán, thống nhất về nhận
thức, tìm kiếm giải pháp phù hợp bảo vệ lợi ích chung của cả 2 quốc gia phù hợp
với luật pháp quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét