Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đã được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, được Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 khẳng định trên nguyên tắc hiến định.
Thực tế đã chứng
minh, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày 3/9/1945, tại
phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhu cầu tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào theo đạo. Người nói: “Tôi đề nghị
Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương-giáo đoàn kết”. Ngày 14/6/1955,
Người đã ký sắc lệnh 234/SL xác định “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là
quyền lợi của nhân dân”.
Người từng kêu gọi các tôn giáo hãy
xóa bỏ hiềm khích, kỳ thị, đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước
nhà, và lịch sử đã chứng minh, dù trong điều kiện khó khăn của đất nước, nhưng
chức sắc các tôn giáo đồng bào có đạo giáo khẳng định rõ sự gắn bó đồng hành
với dân tộc.
Kế thừa quan điểm, tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo, trong mỗi giai đoạn lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo cơ sở pháp lý để các tôn
giáo hoạt động ổn định, tăng cường củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo
hội.
Từ Nghị quyết số
25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác tôn giáo
trong tình hình mới, đến nay, Nhà nước ta đã ban hành trên 30 văn bản pháp luật
liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, như: Pháp lệnh 21/2004/PL-UBTVQH 11 quy
định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người
có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”;
Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo…
Nhờ có chủ trương, chính sách, pháp
luật về tôn giáo mà số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng,
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được đảm bảo tốt hơn. Có thể nói
chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện hoạt động thuận lợi như hiện nay, quan
hệ quốc tế ngày càng mở rộng, chức sắc, chức việc, tín đồ ngày càng đông, cơ sở
thờ tự ngày càng khang trang, việc sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại
Việt Nam được công khai theo quy định của pháp luật.
Hàng năm có trên
8.000 lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo, với hàng vạn tín đồ tham gia. Các hoạt động tôn giáo lớn đã trở thành lễ hội của
người dân như: Đại lễ Phật đản, Đại hội đồng Giám mục Á châu…
Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo Chính phủ
cũng đón và làm việc với nhiều tổ chức, chức sắc tôn giáo, kể cả các tổ chức
nhân quyền tôn giáo quốc tế, đến trao đổi, tìm hiểu pháp luật, chính sách tôn
giáo của Việt Nam.
Thực tế cũng cho
thấy, trong 20 năm qua (2003-2023), số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự
của các tôn giáo gia tăng. Năm 2003 cả nước có 6 tôn giáo với 15 tổ chức, 17
triệu tín đồ, khoảng 20 nghìn cơ sở thờ tự; 34.000 chức sắc, 78.000 chức việc. Cuối
năm 2022, chính quyền đã công nhận 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo khác nhau, với
trên 26,7 triệu tín đồ, trên 55.000 chức sắc, khoảng 135.000 chức việc; trên
29.000 cơ sở thờ tự…
Để tiếp tục phát huy nguồn lực của
các tôn giáo, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “phát huy
những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo cho sự nghiệp phát
triển đất nước”. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, văn
hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào tôn giáo đã trở thành điểm sáng về phòng,
chống tội phạm, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác, giữ gìn tốt an
ninh trật tự, an toàn xã hội.
Thực tế là vậy,
tuy nhiên trong thời gian qua, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống
phá, tuyên truyền những luận điệu sai trái, cho rằng Việt Nam không có tự do
tôn giáo, xuyên tạc trắng trợn về tình hình, đời sống tôn giáo ở nước ta. Họ
kích động với luận điệu, đây là quyền con người, “quyền tự do tín ngưỡng, quyền
tự do tôn giáo”; đồng thời lợi dụng mạng xã hội Facebook, Blog… hội luận xuyên
tạc Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là “bước thụt lùi”, “bóp nghẹt tôn
giáo”, “không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người”…
Phải khẳng định
rằng, đây là những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc, hết sức phi lý,
với ý đồ mục đích xấu xa, nhằm tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn
giáo của Đảng, Nhà nước ta. Cần phải kiên quyết phê phán, đấu tranh, lên án./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét