Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

NVE39 - PHẢN BÁC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

 

            Vấn đề Đảng Cộng sản cầm quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và mối quan hệ giữa hai thành tố này trong hệ thống chính trị luôn bị các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước ra sức xuyên tạc, chống phá. Việc nhận diện và đấu tranh vạch trần những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc về vấn đề này tuy không mới nhưng luôn có tính thời sự, bởi “chiêu trò cũ” nhưng “thủ đoạn mới” rất tinh vi, khó lường. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc của chúng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

            Từ việc nhận rõ âm mưu, thủ đoạn, bản chất, phương thức và những biểu hiện cụ thể của những luận điệu xuyên tạc, chống phá về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, chúng ta khẳng định rằng, đó là những luận điệu xuyên tạc, vu cáo, bịa đặt, hoàn toàn sai trái, không có cơ sở.

            Về mặt lý luận, chúng ta biết rằng, đảng cầm quyền là khái niệm thuộc về khoa học chính trị, dùng để chỉ một đảng chính trị đại diện cho giai cấp đang nắm quyền lực và lãnh đạo chính quyền nhà nước để tổ chức, quản lý đất nước và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền” để chỉ rõ nguồn gốc, bản chất và nhấn mạnh vị thế, vai trò của Đảng với tư cách là tổ chức đảng duy nhất trong hệ thống chính trị ở Việt Nam nắm giữ quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Ở Việt Nam từ trước đến nay chưa có một đảng chính trị nào được tổ chức chặt chẽ, khoa học, được nhân dân hết lòng ủng hộ, giúp đỡ ngay từ khi mới ra đời như Đảng Cộng sản Việt Nam.

            Vai trò cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng được quy định trong Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảng cầm quyền thông qua sự lãnh đạo các cơ quan công quyền chứ không tự mình biến thành Nhà nước, đứng trên Nhà nước hoặc làm thay Nhà nước. Thực tế này bác bỏ quan điểm sai trái, thù địch khi đồng nhất quyền lực của Đảng với quyền lực của Nhà nước và mưu toan phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Đến lượt mình, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát huy vai trò là trung tâm của hệ thống chính trị, sử dụng hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa để điều hành đất nước, quản lý xã hội và quản lý các tổ chức đảng, thanh tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của các đảng viên và các tổ chức đảng, kiểm soát sự hoạt động của Đảng trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật.

            Về mặt thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng hơn 93 năm qua, đặc biệt là sau hơn 35 năm đổi mới, Đảng luôn xác định phương châm tiến hành đổi mới đồng bộ, đổi mới chính trị gắn với đổi mới kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị cho từng bước đi với mỗi chặng đường thích hợp. Nhờ vậy, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

            Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng: Vai trò cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội có những mặt, những khâu chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới. Trong mối quan hệ với tổ chức hoạt động của Nhà nước, vẫn còn tình trạng chồng chéo, chưa phân rõ chức năng, quyền hạn giữa Đảng lãnh đạo với Nhà nước quản lý; vẫn còn những khe, kẽ để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc chống phá.

            Trong những năm tiếp theo, để tiếp tục đấu tranh vạch trần những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

            Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị. Từ đó, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, các lực lượng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về mối quan hệ tự nhiên, máu thịt không thể tách rời giữa Đảng - Nhà nước - nhân dân.

            Hai là, thường xuyên nhận diện, kịp thời đấu tranh vạch trần những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong điều kiện mới.

            Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng để đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, lấy cơ quan tuyên giáo các cấp và lực lượng 35 làm nòng cốt.

            Bốn là, bảo đảm tốt việc trang bị cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện và công tác chính sách, bảo đảm môi trường thuận lợi cho công tác đấu tranh.

            Những quan điểm sai trái, thù địch về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thuộc về cuộc đấu tranh ý thức hệ, nó diễn ra lâu dài, với nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc. Cho dù trong thực tiễn, chúng ta đã giải quyết mối quan hệ này tốt đến đâu thì chúng vẫn ra sức chống phá và không ngừng xuyên tạc. Cho nên, vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta nhận thức được mặt tích cực, khắc phục những nhược điểm, hạn chế và có giải pháp đúng đắn giải quyết tốt mối quan hệ mật thiết này chính là cơ sở khoa học để đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch./.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...