Trong nhiều năm qua,
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dành sự quan tâm lớn đến vấn đề bảo
đảm dân chủ, nhân quyền, ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật nhằm ghi nhận, bảo đảm, bảo
vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người của mọi công dân. Đặc biệt,
những năm gần đây vấn đề thực thi dân chủ, bảo vệ nhân quyền càng
được chúng ta đề cao, chú trọng và được xác định như một yêu cầu
nhiệm vụ quan trọng của quá trình hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nói riêng, quá trình
xây dựng chế độ XHCN ở Việt Nam nói chung. Nhờ những nỗ lực không
ngừng của Đảng và Nhà nước, đến nay Việt Nam đã đạt những thành
tựu đáng tự hào trong việc thực hiện dân chủ, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên với mưu đồ
chính trị đen tối, các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ
hội cực đoan đã cố tình không thừa nhận những thành tựu thực tiễn
đó của chúng ta. Chúng liên tục xuyên tạc, bịa đặt, vu khống Đảng và
Nhà nước Việt Nam không coi trọng dân chủ, nhân quyền, phớt lờ, chà
đạp các quyền cơ bản của người dân, vi phạm thô bạo các quyền con
người, quyền công dân chỉ nhằm bảo vệ lợi ích và quyền lực thống
trị của Đảng; Nhà nước Việt Nam không phải là Nhà nước của dân, do
dân, vì dân mà là chính quyền của quan chức, là công cụ để quan chức
thỏa thích hành dân, tự do xâm hại các quyền dân chủ, nhân quyền của
công dân để bảo vệ quyền lực và lợi ích của nhóm quan chức.
Những năm gần đây,
các hoạt động chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch phản
động còn mạnh mẽ, quyết liệt hơn, thậm chí chúng thổi phồng những
hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Chúng
xuyên tạc kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và trong xử lý
một số cán bộ thoái hóa biến chất, tham nhũng lãng phí; bóp méo sự
thật, xuyên tạc về tình hình nhân quyền thực tế ở Việt Nam; ngụy tạo
bằng chứng, dựng lên những vụ việc giả để làm nên cái gọi là “hồ sơ
nhân quyền tồi tệ” ở Việt Nam nhằm vu khống Đảng và Nhà nước Việt
Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, từ đó lôi kéo, kích động các tổ
chức đưa ra những dự luật, nghị quyết phi lý lên án, Việt Nam vì
không coi trọng dân chủ, nhân quyền.
Chúng còn tuyên bố
rằng, việc vi phạm dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam là bản chất của
chế độ XHCN phi dân chủ, là quá trình có hệ thống và mức độ vi phạm
sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn mà thôi. Do đó, chúng yêu cầu đưa Việt
Nam vào danh sách đen các nước cần được quan tâm, giám sát đặc biệt về dân
chủ, nhân quyền, đồng thời phải áp dụng các biện pháp trừng phạt, xử lý
mạnh tay để bảo vệ các quyền cho người dân, và đòi xóa bỏ sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước XHCN Việt Nam.
Gần đây nhất, trên
trang blog Đối thoại tán phát bài “HRW-Việt Nam: Nhà hoạt động bị cáo buộc tội
tuyên truyền; hay trên trang blog Bauxite Việt Nam, đối tượng Bùi Thanh Hiếu
tán phát bài “Vì sao nhiều nhà đấu tranh đã ngừng hoạt động vẫn bị bắt?”, nội
dung xuyên tạc tự do, dân chủ ở Việt Nam; vu cáo chính quyền “vi phạm” quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, “ngăn cản” công dân thực hiện quyền tham gia quản
lý Nhà nước và xã hội, “bắt oan” những “nhà hoạt động vì nhân quyền”; đồng
thời, cổ xúy hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng,…
Chúng ta cần khẳng
định rằng bảo đảm dân chủ, bảo vệ nhân quyền luôn là vấn đề được
Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tôn trọng, bảo đảm dân
chủ, bảo vệ nhân quyền không phải chỉ là những khẩu hiệu, những lời
tuyên bố mà chính là đặc trưng, bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của
chế độ XHCN Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta
luôn xác định việc thực thi quyền con người là một trong những mục tiêu quan
trọng đã được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Cụ thể tại Điều 3, Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước bảo đảm và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện”. Trên cơ sở Hiến pháp, các quy định về
quyền con người tiếp tục được quy định cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp
luật chuyên ngành như Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016, Luật An ninh mạng năm
2018, Luật Báo chí năm 2016…
Trên trường quốc tế,
Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người
như: Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR), gia nhập ngày
24/9/1982; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966, gia nhập ngày
24/9/1982; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979...
và những đóng góp lớn được cộng đồng quốc tế công nhận. Đặc biệt, ngày
11/10/2022, Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp quốc
khóa 77. Kết quả này không chỉ là minh chứng rõ ràng nhất về thành tựu nhân
quyền ở Việt Nam mà còn là lời khẳng định sự tín nhiệm của quốc tế đối với Việt
Nam trong lĩnh vực này.
Không chỉ riêng Việt Nam mà ở bất kỳ quốc
gia nào trên thế giới, quyền của mỗi công dân phải gắn liền với trách nhiệm,
nghĩa vụ với đất nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, người nào vi phạm pháp
luật cũng sẽ bị xử lý nghiêm. Thực tế khách quan đã
chứng minh không có việc Việt Nam vi phạm nhân quyền thông qua các hoạt động tố
tụng. Ở Việt Nam không có khái niệm, danh xưng nào gọi những đối tượng vi phạm
pháp luật là những nhà “hoạt động nhân quyền”,“bất đồng chính kiến” hay “tù
nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” như những luận điệu mà các tổ chức chống
phá đưa ra. “Báo cáo nhân quyền” mà các tổ chức lấy danh về nhân quyền đưa ra
hằng năm nhằm cáo buộc tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là dựa trên
những thông tin thu thập theo kiểu cóp nhặt, phiến diện, xuyên tạc có chủ đích
theo một chiều, không phản ánh đúng hiện thực khách quan.
Vì vậy, nói Việt Nam
vi phạm dân chủ, nhân quyền, hay rêu rao rằng Việt Nam không có dân chủ,
nhân quyền... chỉ là những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, vu khống vô
căn cứ của các thế lực thù địch, những kẻ phản động, cơ hội cực
đoan để thực hiện mưu đồ chính trị xấu là chống phá Đảng, Nhà nước
và ngăn cản tiến trình xây dựng CNXH ở Việt Nam mà thôi. Việt Nam luôn
kiên định và ngày càng chứng minh con đường XHCN mà chúng ta lựa chọn
là hoàn toàn đúng đắn. CNXH không chỉ là đích hướng tới của riêng
Việt Nam mà của toàn nhân loại. Ngay cả các nước TBCN dù muốn chối
bỏ, phủ nhận, nhưng theo quy luật tất yếu cũng sẽ tới đích đó. Hiện
thực ở một số quốc gia TBCN phát triển hiện nay trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đáp
ứng ngày càng tốt hơn những quyền và lợi ích chính đáng của người
dân... chính là những minh chứng cho khẳng định đó.
Để thực hiện mục
tiêu xây dựng thành công chế độ XHCN tốt đẹp, tiến bộ, văn minh, Việt
Nam đã, đang và sẽ luôn coi trọng, ghi nhận và không ngừng nỗ lực bảo
đảm, bảo vệ ngày càng tốt hơn dân chủ, nhân quyền cho mọi người dân,
bởi lẽ bảo đảm dân chủ, bảo vệ nhân quyền là bản chất ưu việt của
chế độ XHCN Việt Nam, là mục tiêu, động lực, yêu cầu, nhiệm vụ trọng
yếu của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét