Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tình cảm đặc biệt. Cách đây 77 năm, trong bức thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, tỉnh Gia Lai, ngày 19-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình thương yêu nhân dân, thương yêu con người, tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân là quan điểm bao trùm.
Ngày 30-11-1968, trong Điện gửi đồng bào, chiến sĩ và cán bộ Tây Nguyên, Bác khen ngợi: “Quân và dân Tây Nguyên, già trẻ, gái trai, Kinh, Thượng đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thi đua diệt giặc, lập công, giữ gìn buôn rẫy, thu được những thành tích to lớn, cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Người căn dặn: “Đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên đã đoàn kết càng phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, cố gắng không ngừng, phát huy mạnh mẽ thắng lợi đã giành được, luôn luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của địch, ra sức củng cố và phát triển vùng giải phóng và phục vụ tiền tuyến”.
Theo Người: “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì
việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Kế thừa giá trị
của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chủ trương nhất quán của Đảng
ta là phát huy, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trên cơ sở bảo đảm các
dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Đây là luận
điểm quan trọng, xuyên suốt, thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới của
Đảng.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng
phát triển... Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng
bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa
chiều, bền vững. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu
trong vùng dân tộc thiểu số. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Như vậy
phải khẳng định rằng công tác dân vận có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến
lược đại đoàn kết các dân tộc nói chung, ở Tây Nguyên nói
riêng. Đảng ta luôn quan tâm và giải quyết tốt chính sách với đồng bào các dân
tộc, đã
góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân
tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn
định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét