Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ thiên tài của dân tộc,
người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người cha thân yêu của các lực lượng
vũ trang nhân dân. Tư tưởng đạo đức của người là một tài sản tinh thần vô giá
cho chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau học tập và noi theo.
Bác chỉ rõ phẩm
chất đạo đức cơ bản của của người tướng lĩnh Quân đội gồm: “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung”. Đây
chính là những phẩm chất đạo đức mà Hồ Chí Minh yêu cầu người cầm quân, người
chỉ huy quân sự ở mỗi cương vị chức trách phải có.
Theo người:
Trí: Là trí
tuệ, người cán bộ phải có óc sáng suốt để nhìn mọi việc, biết xem người, biết
xem việc, vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng. Để mở mang
trí theo Bác phải học tập lý luận Mác – Lênin đường lối, quan điểm của Đảng,
trau dồi trí thức toàn diện phải học tập trong sách vở, học ở thực tiễn, học ở
quần chúng.
Dũng: Là dũng
cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa;
cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng, có gan chống lại sự vinh hoa, phú quý không
chính đáng, nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mạng của mình cho Đảng và cho Tổ
quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát, toan tính.
Nhân: Là thật,
là yêu thương hết lòng giúp đồng chí, đồng bào, là kiên quyết chống lại những
người những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân, vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ
trước mọi người, hướng hạnh phúc ra thiên hạ.
Tín: Là phài
làm cho người ta tin mình tự tin vào sức mình nhưng không tự mãn.
Liêm: Là
không tham địa vị, tiền tài, không tham người tân bốc mình, vì vậy mà quang
minh chính đại, không bao giờ hủ hóa, chỉ có ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Trung: Trung
với nước, trung với Đảng, hiếu với dân thì ta hiểu đây chính là một phẩm chất,
chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của người cách mạng, là tiêu chuẩn để
xem xét, đánh giá đạo đức của con người, của mỗi chiến sỹ cách mạng.
Tư tưởng của
Người luôn là ngọn đuốc soi đường, dẫn lối cho đội ngũ cán bộ quân đội về bản
lĩnh chính trị, lòng trung thành, ý chí sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét