Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn
có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa
thuận pháp lý quốc tế. Tại Việt Nam, từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đến nay, cả hệ thống chính trị Việt Nam đã
luôn nỗ lực để bảo đảm quyền con người ở mức cao nhất có thể.
Thế nhưng, có những đối tượng, tổ chức,
ngày đêm chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ đất nước ta về mọi mặt, trong đó có vấn
đề nhân quyền.
Lợi dụng sự khó khăn của đồng bào dân tộc để
xuyên tạc
Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa văn
hóa với 54 dân tộc anh em. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số,
trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ và được
bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Thực tế đã cho thấy rõ điều ấy.
Thế nhưng, chính tính đa dân tộc đã được
các đối tượng phản động tìm mọi cách khoét sâu, gây chia rẽ, điển hình là những
thông tin sai lệch, bịa đặt, vu cáo rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền
của đồng bào dân tộc thiểu số.
Những luận điệu vẫn xuất hiện từ nhiều thập
kỷ qua như: Vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam "Đàn áp tàn bạo", tước
đoạt quyền làm người của đồng bào; Bỏ qua những khó khăn khách quan để thổi phồng
khoảng cách giàu nghèo.
Thậm chí, những đối tượng xấu còn nhận định
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam không có tự do, không được quyền có đất đai,
hay nói tóm lại là không có quyền gì cả.
Xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Đây là mục tiêu cả mà dân tộc Việt Nam hướng tới khi kiên định
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Những con đường kết nối khu vực miền núi,
những công trình nước sạch vùng cao, những ngôi trường nội trú dành riêng cho
con em đồng bào… minh chứng cho quan điểm "một xã hội phát triển thực sự
vì con người", để không bỏ ai lại phía sau.. chứ không vì phục vụ lợi ích
kinh tế.
Thế nhưng, đã có lúc các thế lực xấu, lợi
dụng chính những điều tốt đẹp này để thực hiện những mưu đồ chống phá.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về vấn
đề nhân quyền, có một số thủ đoạn chính mà các thế lực thù địch thường sử dụng
để chống phá chế độ về các vấn đề liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.
Đó là lợi dụng sự khó khăn khách quan của
đồng bào dân tộc; lợi dụng một số phong tục, tập quán còn lạc hậu của bà con;
trích dẫn các báo cáo không có căn cứ của các tổ chức quốc tế về tình hình nhân
quyền ở Việt Nam.
Nguy hiểm nhất, là họ đồng nhất khái niệm
quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia, dân tộc với quyền của các dân tộc
thiểu số để kích động, lôi kéo bà con đòi thành lập nhà nước riêng, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kích động gây chia rẽ các dân tộc, tôn giáo
Ở Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Tôn trọng và
bảo đảm hoạt động của các tôn giáo nhưng cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt
Nam không chấp nhận việc lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, kích động li khai,
chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến an ninh
quốc gia.
Tại sao chiêu bài "nhân quyền" lại
được dùng nhiều đến như vậy?
Bất chấp những thành tựu Việt Nam đạt được,
lá bài "nhân quyền" vẫn được các đối tượng sử dụng để xuyên tạc mọi mặt
của đời sống như Việt Nam không bảo vệ quyền trẻ em, vi phạm quyền của đồng bào
dân tộc thiểu số, quyền của người khuyết tật.
Vẫn chưa đủ, khi Nhà nước Việt Nam phòng chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, họ cáo buộc vi phạm nhân quyền. Chấm dứt hoạt động của các tà giáo, tổ chức tôn giáo bất hợp pháp… vi phạm nhân quyền. Rồi xét xử những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam, cũng vi phạm nhân quyền nốt. Những luận điệu lợi dụng nhân quyền lặp đi lặp lại nhiều đến mức lố bịch. Thế nhưng tại sao chiêu bài nhân quyền lại được dùng nhiều đến như vậy? Câu trả lời rất đơn giản, đây là một trong những mũi tấn công nguy hiểm nhất.
Một thủ đoạn đáng lưu ý là việc trao giải
thưởng và danh hiệu cho các đối tượng trong nước. Một số ví dụ, đó là những giải
thưởng nhân quyền, hay giải thưởng tự do báo chí. Nhưng sự thực, đứng sau giải
thưởng này là một số tổ chức dưới danh nghĩa nhân quyền, tự tạo nên các giải
thưởng mà tiêu chí là thành tích chống phá càng dày thì càng có khả năng được
trao giải.
Kết quả, là hầu hết những người được đề cử
và trao giải, đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, lại chính là những đối tượng
có hoạt động chống lại lợi ích quốc gia và dân tộc ở quốc gia của họ.
Cùng với cổ súy cho những kẻ vi phạm pháp
luật, những tổ chức nhân quyền thiếu thiện chí liên tục vu cáo, bôi nhọ Đảng,
Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền. Như Báo cáo mới nhất của Tổ chức
theo dõi nhân quyền liệt kê hàng loạt vi phạm về quyền con người như tự do ngôn
luận, tự do tôn giáo, quyền của phụ nữ và trẻ em.
Nhưng nếu tình hình nhân quyền tại Việt
Nam tệ đến thế, thì tại sao vào năm 2013, 184/193 nước bỏ phiếu bầu Việt Nam
vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cho nhiệm kỳ 2014 - 2016. Lý do gì Liên hợp
quốc đánh giá cao và ủng hộ những nỗ lực, sáng kiến của Việt Nam trong bảo vệ
và thúc đẩy quyền con người. Đánh giá về nhân quyền của Việt Nam, cần có sự
khách quan, trung thực, chứ những tổ chức đội lốt "nhân quyền", có
cái nhìn thù hằn, thiếu thiện chí thì làm gì đủ tư cách.
Nhân quyền được coi là một vấn đề thường
xuyên được các thế lực thù địch lợi dụng để đẩy mạnh chống phá. Bởi "Nhân
quyền", cùng với các chiêu trò "Dân chủ", "Dân tộc",
"Tôn ցiáo", trở thành 4 đòn đột phá, 4 mũi xunց kích gây chuyển hóa từ
bên trong, và tạo cớ để can thiệp từ bên ngoài nhằm phá hoại cách mạng Việt
Nam.
Thực tế, các tổ chức, đối tượng này không
quan tâm gì đến những tiến bộ về nhân quyền. Điều chúng mong muốn, đó là vẽ nên
diện mạo xấu xí của một đất nước Việt Nam, nơi mà khái niệm dân chủ, nhân quyền
không tồn tại, để rồi từ đó, hướng tới những mục đích sâu xa và thâm độc hơn.
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam
là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trên cơ sở này, Việt Nam đã nghiêm túc
triển khai các nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong lĩnh vực quyền con người, cũng
như ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống,
đảm bảo các quyền dân sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mọi đối tượng
trong xã hội.
Cũng như các nước trên thế giới, pháp luật
Việt Nam cũng có những quy định cấm các tổ chức, cá nhân phá hoại độc lập và
đoàn kết dân tộc. Bất kỳ hành vi nào lợi dụng quyền tự do của bản thân để xâm
phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đều chịu xử lý
của pháp luật và trật tự. Pháp luật được thượng tôn thì kỷ cương của đất nước
được giữ vững, tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định của đất nước, và cũng là tiền
đề thúc đẩy, bảo đảm và phát huy các giá trị về quyền con người.
Mỗi đất nước có quyền lựa chọn con đường
riêng của mình, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của các quốc gia đó. Không thể
chấp nhận được việc áp đặt, xuyên tạc, vu cáo dân chủ, nhân quyền của quốc gia
khác vì đó là xâm phạm vào công việc nội bộ của một quốc gia. Cũng như vậy, việc
ủng hộ, dung túng, cổ vũ những hành vi chống đối dựa vào tấm áo khoác nhân quyền
là điều cần phải lên án và loại bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét