Tạo “thế trận lòng dân” vững chắc trên
không gian mạng là một đòi hỏi tất yếu, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa
chiến lược lâu dài.
Xây dựng “thế trận lòng dân” là bài học
quý trong quá trình dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc ta. Trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, bài học đó vẫn còn nguyên giá trị. Hiện
nay, trước xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
đã tạo nên không gian mạng rộng khắp, mà ở đó con người thực hiện các hành vi
xã hội không bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Chính vì vậy, tạo “thế trận
lòng dân” vững chắc trên không gian này vừa là vấn đề cấp bách, vừa có ý nghĩa
chiến lược lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, “thế trận lòng dân” ở
từng địa bàn có lúc còn chưa vững chắc; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước có thời điểm giảm sút… Xuất phát từ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế
lực thù địch, phản động, chúng triệt để lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, chống
phá ta; kích động biểu tình, bạo loạn. Thống kê gần đây cho thấy, bình quân hằng
tháng các thế lực thù địch phát tán hơn 130.000 bài viết, video, clip xuyên tạc
trên mạng xã hội. Chúng tận dụng tính năng phát trực tuyến của mạng xã hội làm
công cụ phát tán thông tin xấu, độc. Chúng tung tin giả, nói xấu lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, quân đội hòng gây mất ổn định chính trị và ảnh hưởng đến kinh tế - xã
hội.
Chúng ta không thể phủ nhận, không gian mạng
đem lại cho con người rất nhiều tiện ích, nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố trở thành xu hướng tất yếu của nhân loại.
Việc sử dụng mạng xã hội là nhu cầu chính đáng của mỗi tổ chức, cá nhân.
Để không gian mạng hoạt động theo chiều hướng
tích cực, trước hết chúng ta phải nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và mỗi
công dân về vị trí, vai trò của mạng xã hội và tạo “thế trận lòng dân” vững chắc
trên không gian này.
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hành lang
pháp lý, nhằm tạo ra một không gian mạng lành mạnh, hữu ích, góp phần quan trọng
vào sự phát triển đất nước. Đồng thời phải có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, răn
đe những hành vi, thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để chống phá Đảng, Nhà nước,
chế độ; sử dụng không gian mạng kích động, lôi kéo, xuyên tạc sự thật; phá hoại
an ninh quốc gia - trật tự an toàn xã hội, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa Đảng,
Nhà nước với nhân dân và quân đội.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ
chức đảng và Ban Chỉ đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trong xây dựng “thế trận lòng dân”. Phát huy tốt
vai trò cơ quan tuyên giáo, các cơ quan thông tấn báo chí trong việc cung cấp
thông tin, kịp thời định hướng dư luận trước những sự kiện lớn, các vấn đề được
xã hội quan tâm.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng
cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có đủ sức “đề kháng”, “miễn dịch” trước
các thông tin xấu, độc, xuyên tạc sự thật, các vấn đề tiêu cực trên mạng xã hội.
Khuyến khích, động viên để các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và mỗi công dân
tham gia mạng xã hội tuân thủ đúng pháp luật, có tri thức, văn hóa. Cần có cơ
chế để nhân dân tham gia giám sát, đấu tranh phản bác các quan điểm, tư tưởng
sai trái, thù địch, những vấn đề tiêu cực trên không gian mạng và cổ vũ cái tốt,
cái tích cực, theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi
tiêu cực”.
Có thể khẳng định, tạo “thế trận lòng dân”
vững chắc trên không gian mạng là một đòi hỏi tất yếu, khách quan, đồng thời vừa
mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét