Giáo dục và Đào tạo là “hạt nhân” quyết định đến tiến
trình phát triển lâu dài của đất nước, dân tộc và là “yếu tố sống còn” của chế
độ xã hội chủ nghĩa. Lĩnh vực này đã chứng minh được vai trò ngày càng quan trọng
trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0. Do đó, đây là lĩnh vực các thế lực thường xuyên tìm cách tác động theo mục
đích của “Diễn biến hòa bình”. Mục tiêu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo là làm suy giảm niềm tin của quần
chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy chính quyền của Nhà nước, dần dần đi đến
thay đổi đường lối chính trị theo những mưu đồ của họ. Thực hiện mục tiêu đó,
các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn, một lĩnh vực cụ thể nào.
Cụ
thể, ngày 28/5/2023, trên trang facebook Việt Tân, đối tượng Thái Hạo tán phát
bài “Giáo dục, quan liêu và vô cảm với trẻ em”; trên trang Viettusaigon’s blog
tán phát bài “Học thêm, học hè, đầu mối của tham nhũng và tội ác”, nội dung
xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, phủ nhận thành tựu đạt được của hệ thống giáo dục các cấp; đồng thời,
kích động người dân đấu tranh đòi tự do trong hoạt động giáo dục.
Chúng ta có thể khẳng định rằng đây đều là những
luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch. Chúng thổi phồng một số
hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo, làm suy giảm niềm tin của
nhân dân vào giáo dục nước nhà, cũng là giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước.
Thực
tế chứng minh, hiện tượng tiêu cực trong giáo dục có ở mọi quốc gia, mọi nền
giáo dục, ngay ở các nước phương Tây và Mỹ cũng không tránh được những hiện tượng
này.
Ở nước ta những năm qua, cùng với những thành tựu
về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…, giáo dục
Việt Nam đã tích cực đổi mới và thu được nhiều kết quả khả quan. Số lượng trường
học ngày càng tăng ở tất cả các cấp từ mầm non đến đại học. Chất lượng giáo dục
còn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Việt Nam hiện được xếp vào tốp 10 hệ
thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới, theo báo cáo “Tăng trưởng thông
minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á – Thái Bình Dương” năm 2018
của Ngân hàng Thế giới. Hay trong các Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, lứa
tuổi 15 (PISA), học sinh nước ta đều đạt kết quả ấn tượng, vượt qua mức trung
bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Các đội tuyển Olympic quốc
tế đều đạt thứ hạng cao. Chẳng hạn năm 2019, với 15 huy chương vàng, 14 huy
chương bạc, 7 huy chương đồng, Đoàn Học sinh Việt Nam nằm ở tốp đầu tại kỳ thi
Olympic Toán học và khoa học quốc tế; với thành tích này, Việt Nam tiến 13 bậc
so với kỳ thi lần thứ 59 năm 2018. Thành tựu về giáo dục đã góp phần quan trọng
vào việc chất lượng nguồn nhân lực. Như năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ
ở 40% thì đến năm 2020 đã tăng lên 64%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 14,6% lên 24,5%. Đây là những con số biết nói, chứng
minh những thành tựu của ngành giáo dục đạt được mà không ai có thể phủ nhận.
Để chủ động đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm
mưu, thủ đoạn lợi dụng lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo chống phá Đảng, Nhà nước của
các thế lực thù địch. Chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt một số giải pháp như
quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị. Nâng
cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực
nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp
lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng;
chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống
giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét