Không
biết từ bao giờ, cụm từ “dư luận viên” được các nhà dân chủ tự xưng sử dụng để
miêu tả về một nhóm người “luôn tìm cách chửi bới, nói xấu, vu vạ và report tài
khoản để bịt mồm những ý kiến phản biện” như một bài viết mới đây trên facebook
của Chu Hồng Quý đăng tải và được chia sẻ trên trang Baeuxit Vietnam. Cùng với
đó là nhiều ý kiến phê phán đội ngũ dư luận viên mà trong bài viết ông Quý chỉ
mặt đặt tên là cộng tác viên dư luận xã hội. Bài viết cho thấy cái nhìn thiên
kiến về hệ thống chính trị, thiếu những thông tin về các vấn đề, sự kiện trong
nước của một số cá nhân, điều này làm mờ nhận thức của họ về đất nước, tự coi
mình là “bác sĩ xã hội” nhưng lại không biết nơi để kê thuốc cho đúng.
Nắm
bắt dư luận xã hội (public opinion) là một ngành khoa học được các nước phương
Tây rất coi trọng trong việc xây dựng và thực thi chính sách. Nếu ở Mỹ có viện
nghiên cứu Pew, công ty Gallup, ở Anh có Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội Anh
(British Institute of Public Opinion),… thì ở Việt Nam, hoạt động nghiên cứu dư
luận xã hội, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân không những
được thực hiện bởi Viện Dư luận xã hội với phương pháp nghiên cứu định tính,
định lượng qua khảo sát, bảng hỏi… mà còn thông qua đội ngũ cộng tác viên dư
luận xã hội nhằm nắm bắt được sâu rộng ý kiến của các tầng lớp nhân dân, giúp
Đảng và các tổ chức chính trị, các nhà quản lý nắm được tâm tư, nguyện vọng, ý
kiến phản biện, đóng góp của các tầng lớp nhân dân về việc xây dựng và thực thi
chính sách của các cơ quan lập pháp và hành pháp ở địa phương và Trung ương
được đa dạng, nhiều chiều hơn.
Không
hiểu về hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận, Chu Hồng Quý rêu rao trên
trang của mình rằng “Kỳ vọng của đảng thành lập mạng lưới “Cộng tác viên dư
luận xã hội” mà người ta quen gọi “Dư luận viên” là để chăn dắt, định hướng dư
luận.”, đồng thời ca ngợi bản thân và một số nhà phản biện như những “bác sĩ
chẩn đoán bệnh cho xã hội”. Chu Hồng Quý đã quên mất rằng, Đảng và Nhà nước ta
rất coi trọng những ý kiến phản biện đúng, có đóp góp tích cực cho sự phát
triển của Đất nước. Việt Nam có cả hệ thống các cơ quan phản biện xã hội, đó là
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xã hội, cơ quan Dân nguyện của Quốc hội…
đều trân trọng, lắng nghe ý kiến phản biện của Nhân dân. Bên cạnh các phương
thức nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân thông qua tiếp xúc trực tiếp, các
cơ quan Nhà nước cũng thiết lập các Website để người dân có thể góp ý vào các
văn bản pháp luật dự thảo./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét