Xã hội dân sự cấu
thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự phi Nhà nước mà các tổ chức
này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của
một nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của nhà nước này thuộc kiểu gì) và các
thể chế thương mại của thị trường vì vậy trong thời gian gần đây các thế lực
thù địch đã có nhiều chiêu bài như “Xã Hội Dân sự: Độc lập, Đối
tác, hay Đối lập với Nhà Nước”, để đưa ra những luận điệu sai trái, thù địch,
xuyên tạc về tự do, dân chủ, nhân quyền, hoạt động của các tổ chức xã hội dân
sự ở Việt Nam hiện nay. Chúng đã đưa ra nhận định hết sức phản động là: “Hơn
nữa, nhà cầm quyền Việt Nam nên xem lại các luật lệ về tổ chức hội đoàn, không
chỉ trên giấy tờ mà cả việc thực thi luật pháp nữa. Công dân có được tự do
thành lập tổ chức xã hội dân sự hay nhà cầm quyền chỉ muốn mọi thứ luôn nằm
trong sự kiểm soát và quản lý của họ”. Với luận điệu trên mục đích của chúng là
nhằm xuyên tạc vu khống Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do, nhân quyền, làm cho
một bộ phận quần chúng nhân dân, giới trẻ hoài nghi, bi quan, dao động, suy
giảm niền tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nước.
Xã hội dân sự, nói chính xác
là các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò xây dựng cộng đồng, trợ giúp Nhà
nước. Tổ chức xã hội dân sự tồn tại không chỉ trong xã hội tư bản mà cả trong
chủ nghĩa xã hội. Ở Việt Nam xã hội dân sự thấm nhuần về mặt văn hóa cộng đồng,
tính đoàn kết, tương trợ và tính đồng thuận xã hội. Tổ chức xã hội dân sự có
thể đóng vai trò tích cực, là người phản biện đối với chủ trương, chính sách
của Nhà nước một cách ôn hòa và có trách nhiệm. Song, thực tế ở nhiều quốc gia
trên thế giới cũng cho thấy, tổ chức xã hội dân sự, bao gồm cả các đảng chính
trị (không nằm trong hệ thống chính trị Nhà nước) cũng có thể trở thành lực
lượng đối kháng với Nhà nước, là nòng cốt cho những cuộc bạo loạn, lật đổ chế
độ xã hội, thậm chí có thể kết nối với các thế lực thù địch bên ngoài gây chiến
tranh, làm tổn hại đến độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.
Có thể khẳng định ở Việt Nam,
quyền con người, quyền công dân là thành quả cách mạng được thể chế hóa và phát
huy trên thực tế. Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là sự kế thừa, phát triển những giá trị
quyền con người, quyền công dân của nhân loại trong thời đại mới. Trong các bản
Hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) đều thể hiện rõ bản chất của chế
độ ta là tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; là chế độ
dân chủ do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Pháp
luật Việt Nam đã quy định các điều kiện cụ thể để thành lập, hoạt động của tổ
chức xã hội dân sự. Trên thực tế, bên cạnh các tổ chức chính trị, đoàn thể quần
chúng, nhiều hội, tổ chức phi chính phủ đã và đang được thành lập theo quy định
của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động công khai, hợp pháp, mang lại
những lợi ích đáng kể cho xã hội và cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn các hội, tổ
chức quần chúng tự phát thành lập, không có tư cách pháp nhân, mang tính hình
thức, chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần, hoạt động tùy tiện, kém hiệu quả,
không phát huy được vai trò đại diện cho lợi ích của hội viên; cá biệt còn một
số tổ chức có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, gây phương hại đến an ninh
quốc gia, buộc các cơ quan chức năng phải chấn chỉnh, xử lý...
Cái gọi là xã hội dân sự cho
thấy, ngay từ ý tưởng cho đến quá trình thành lập và hoạt động, do tính chất
nhạy cảm về chính trị - xã hội, nhiều tổ chức đã trượt khỏi bản chất, hình ảnh
tích cực của xã hội dân sự đích thực, trở thành công cụ để các thế lực thù địch
lợi dụng chống phá chế độ. Các tổ chức núp bóng “xã hội dân sự” này thường trá
hình dưới danh nghĩa bảo vệ “dân chủ”, “nhân quyền”, nhằm hướng lái vào phê
phán vai trò lãnh đạo của Đảng, họ cho rằng: chế độ độc đảng là “độc tài toàn
trị”, là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, sai lầm, v.v. Các thế lực thù địch còn
tìm cách thao túng, lôi kéo, chi phối tổ chức “xã hội dân sự” cho mục tiêu của
mình, gia tăng các hoạt động móc nối, liên kết, hậu thuẫn cho những người “bất
đồng chính kiến” trong nước hoạt động theo khuynh hướng “độc lập”, hình thành
“xã hội dân sự” trái pháp luật, chống Nhà nước, tạo tiền đề cho sự ra đời của
các tổ chức chính trị đối lập, thiết lập chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập nhằm tiến tới mục tiêu thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Cùng với đó, họ mượn cớ “phản biện xã hội”, “kiểm soát quyền lực”, nhân danh
“dân chủ”, “nhân quyền” để mị dân bằng các hoạt động xây dựng quan hệ thương
mại và phát triển, gây phương hại đến an ninh quốc gia.
Trước tình hình trên, việc đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu
hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng “xã hội dân sự” chống
phá Việt Nam là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Trong đó, vấn đề đầu tiên
là phải phân biệt, đánh giá đúng vai trò, vị trí của các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để tập trung lãnh đạo, định hướng tuân thủ đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực đóng góp
cho sự nghiệp xây dựng đất nước; cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế
lực thù địch, không để bị tác động, lôi kéo vào các hành vi làm tổn hại đến đất
nước. Muốn vậy chúng ta cần phải nâng cao nhận thức trách nhiệm hiểu đúng, đủ bản
chất “xã hội dân sự” từ đó có biện pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức sâu rộng
mang tính thiết thực để mỗi cán bộ, nhân dân, quân nhân hiểu và từ đó có biện
pháp đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để phống
phá cách mạng nước ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét