Việt
Nam khẳng định việc Trung Quốc lắp đặt các phao đèn báo hiệu tại các thực thể ở
quần đảo Trường Sa trên Biển Đông mà không được sự đồng ý của Việt Nam là
"vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, vì vậy không có giá
trị pháp lý".
5 lực
lượng phối hợp trên Biển Đông
Hai
hành động phi pháp trên của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam nằm trong
chuỗi hoạt động "vây lấn" mà nước này đang thực hiện từ đầu tháng 4
đến nay ở Biển Đông. Thế trận "vây lấn" lần này của Trung Quốc mang
tính phức hợp, liên hoàn và được triển khai đồng loạt ở nhiều vị trí chiến
lược.
Trung
Quốc đã huy động đến năm lực lượng tham gia thế trận phức hợp lần này với những
nhiệm vụ "vây", "lấn" và "tấn" cụ thể bao gồm:
dân binh, hải cảnh, hải tuần, hải quân và cuối cùng là các tàu khảo sát hàng
hải.
Trong
đó, sự phân nhiệm giữa các lực lượng này nhằm thực hiện định hướng "bình
thường hóa" các cuộc đối đầu trong phạm vi "đường 9 đoạn" (đường
lưỡi bò) phi pháp được bộc lộ cụ thể như sau:
Thứ
nhất là lực lượng dân binh của Trung Quốc với vai trò thường trực ở cả hai chức
năng trong công tác "vây". Chức năng đầu tiên là phong tỏa các thực
thể chưa có người ở khu vực trung tâm "đường 9 đoạn" phi pháp thông
qua sự hiện diện tập trung quanh hai thực thể đá Ba Đầu (với hơn 100 tàu) và
bãi Sabin (18 tàu) theo ghi nhận vào ngày 23-4.
Chức
năng kế tiếp là bảo vệ vòng trong cùng khi hộ tống các tàu khảo sát hàng hải
hoặc các khu vực do Trung Quốc kiểm soát trái phép trên Biển Đông.
Sự
kiện tám tàu dân binh Trung Quốc được phát hiện di chuyển cắt ngang đội hình
các tàu hải quân của ASEAN và Ấn Độ, trong khuôn khổ diễn tập AIME-23 vào ngày
9-5 vừa qua, là minh chứng điển hình cho chức năng này.
Thứ
hai là lực lượng hải cảnh. Với chức năng chấp pháp, lực lượng này thực hiện
công tác "lấn" một cách chủ động nhằm hỗ trợ lực lượng dân binh Trung
Quốc ở trên đối trọng với các tàu chấp pháp của ASEAN.
Điển
hình là sự túc trực thường xuyên của hai tàu hải cảnh Trung Quốc 4303 và 5305 hộ
tống tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 ở khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam từ
giữa tháng 5.
Thứ ba
là lực lượng hải quân, tuy không can dự trực tiếp vào thế trận do dân binh -
hải cảnh thực hiện mà chủ yếu hiện diện từ xa ở vòng ngoài cùng thông qua hai hoạt
động được ghi nhận.
Một là
tuyên bố tự tập trận ở một số khu vực trên Biển Đông theo thông báo vào ngày
27-4 và hai là tiến hành tập trận song phương Trung Quốc - Singapore, từ ngày
28-4 đến 1-5 tại vùng biển quốc tế sát mũi phía nam của Biển Đông, mà phía
Trung Quốc tuyên truyền rằng "sẽ thúc đẩy sự cởi mở và hiểu biết lẫn
nhau" ở vùng biển này.
Ngoài
ra, cũng có ghi nhận về hiện diện không rõ chủ ý của tàu hải quân Trung Quốc,
quanh khu vực đảo Thị Tứ (của Việt Nam nhưng phía Philippines chiếm đóng trái
phép) vào ngày 23-4 trong động thái hỗ trợ công tác "tấn" của hải
cảnh Trung Quốc.
Hai
lực lượng còn lại là nhóm tàu khảo sát hàng hải và tàu hải tuần. Hai nhóm tàu
này tuy xuất hiện đơn lẻ nhưng lại có sự phối hợp hoạt động rất tinh vi.
Cụ
thể, mặc dù hiện chỉ có tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 hiện diện trái phép
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính, nhưng vẫn còn hai tàu
khảo sát Hướng Dương Hồng 14 và Hướng Dương Hồng 31 được xác định vẫn đang hiện
diện trong khu vực quanh cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cả hai
khu vực này đều có trữ lượng dầu mỏ lớn cùng những ngư trường dồi dào trên Biển
Đông, đặc biệt là bãi Tư Chính được phía Trung Quốc ước tính có đến 5 tỉ tấn
dầu.
Những
lần Trung Quốc xâm phạm vùng biển và chủ quyền của Việt Nam
-
Tháng 5-2011: Tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu công vụ
Trung Quốc cắt cáp khi đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam.
-
Tháng 11-2012: Tàu Bình Minh 02 lại bị tàu Trung Quốc cắt cáp khi đang ngoài
cửa Vịnh Bắc Bộ.
- Từ
tháng 5 đến 7-2014: Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
-
Tháng 7 và 8-2019: Tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống xâm phạm vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
-
Tháng 3-2021: Trung Quốc đưa hàng trăm tàu xâm nhập phạm vi lãnh hải của đảo
Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
-
Tháng 5-2023: Trung Quốc đưa tàu Hướng Dương Hồng 10 cùng các tàu hộ tống xâm
phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét