Cẩm nang cho
mỗi người: Cuốn sách gồm 3 phần:
Phần thứ nhất, một số vấn đề rút ra từ thực tiễn
công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam.
Phần thứ hai,
nhất quán phương châm “phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn
gốc”.
Phần thứ ba,
trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt.
Toàn bộ tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Tổng bí thư về đấu tranh phòng
chống tham nhũng, tiêu cực đã được hệ thống lại trong cuốn sách như một đáp án
cho câu hỏi vì sao chúng ta phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được mạnh mẽ, quyết
liệt và thành công như vừa qua. Nội dung cuốn sách đã phản bác lại một số quan
điểm rằng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam như một cuộc
đấu tranh nội bộ, làm nhụt ý chí của cán bộ, không phải như vậy, chính đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm ngày càng trong sạch Đảng và bộ
máy nhà nước để đất nước phát triển, để khẳng định đất nước ta chưa bao giờ có
được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay.
Trong cuốn sách còn tập hợp hơn 60 ý kiến của các
nhà ngoại giao quốc tế, các đại biểu Quốc hội, nhà báo, nhà khoa học và nhân
dân về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phần lớn ý kiến đều đánh giá
cao công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta. Đó là những ý kiến
rất có ý nghĩa trong tình hình hiện nay khi Đảng ta đang đẩy mạnh xây dựng, chỉnh
đốn Đảng và hệ thống chính trị, lấy đà đưa nước ta vượt lên tầm cao mới, nhất
là nền kinh tế đất nước đang phát triển sôi động, mạnh mẽ như hiện nay thì
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trở thành vấn đề quan trọng.
Trong
cuốn sách, Tổng bí thư chỉ rõ “Rất nghiêm minh nhưng rất nhân văn” trong xử lý
tham nhũng, tiêu cực.
Tinh thần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
đã được cha ông ta thực hiện qua mọi thời kỳ lịch sử, bằng nhiều hình thức, từ
các định hướng, quyết sách của nhà nước, sự gợi mở của giới trí thức trong qua
hoạt động giáo dục, sáng tác các tác phẩm nghệ thuật và bằng cả sự tự bảo vệ của
người dân trong các hoạtTính nhân văn trong xử lý tham nhũng, tiêu cực là trị bệnh
cứu người; kỷ luật một vài người để cứu muôn người; truy tố một vụ để cảnh tỉnh
cả một vùng, một lĩnh vực; từ đó để cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa là
chính, nên cần phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ
thành sai phạm lớn.
Phải tăng cường giáo dục, siết chặt kỷ luật, kỷ
cương, dùng kỷ luật nghiêm minh và giám sát nghiêm khắc để cán bộ, đảng viên biết
giữ gìn, nhớ điều cấm, giữ giới hạn, đảm bảo phát triển vững bền của đất nước
và hạnh phúc của nhân dân.
Tham nhũng, tiêu cực xảy ra do các nguyên nhân chủ
quan và khách quan nên việc xử lý phải hết sức biện chứng, chặt chẽ, đúng quy định
của pháp luật tại thời điểm xảy ra sai phạm, phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ
thể về tình hình thực tế; xem xét kỹ động cơ, mục đích sai phạm, hậu quả thiệt
hại và nguyên nhân để đánh giá khách quan, toàn diện trong tổng hòa các mối
quan hệ, từ đó giải quyết có tình, có lý, đúng nguyên lý của Chủ nghĩa Mác -
Lênin về quan điểm nhìn sự vật, hiện tượng phải khác quan, toàn diện, lịch sử,
cụ thể và phát triển.
Xử lý tham nhũng, tiêu cực không phải nhằm triệt
tiêu những người dám nghĩ, dám làm mà phải bảo vệ người tốt, bảo vệ cán bộ dám
nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung. Bộ Chính trị đã có Kết
luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ
năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”
Phải chống
suy thoái
Trong cuốn sách, Tổng bí thư luận giải rất rõ:
nguyên nhân cơ bản, gốc rễ của tham nhũng, tiêu cực là sự suy thoái về tư tưởng
đạo đức lối sống của cán bộ, đó là nguyên lý. Để xử lý thì phải giải quyết cái gốc, tức là chống suy
thoái tư tưởng đạo đức lối sống. Cán bộ sai trong thời gian qua do không tu dưỡng
đạo đức lối sống, cho nên cùng với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực phải đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
chống những tư tưởng xa lạ, phải rèn luyện đạo đức và như Tổng bí thư đã nói,
phải xây dựng văn hóa liêm chính.
Văn hóa liêm chính được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ,
trời có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông; đất có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc; người
có 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa không thành trời; thiếu một
phương không thành đất; thiếu một đức không thành người.
Tất cả cán bộ, đảng viên phải tu dưỡng tốt theo những
lời căn dặn của Bác Hồ và Đảng đã dạy chúng ta thì đất nước ta sẽ phát triển. Rất
tiếc một bộ phận cán bộ không làm được điều đó, khi cán bộ ở vị trí càng cao mà
tham nhũng, tiêu cực thì tác hại càng lớn. Điều quan trọng thời gian qua là
chúng ta đã phát hiện không ít vụ việc tham nhũng, tiêu cực, còn không phát hiện
được là rất nguy hiểm. Khi phát hiện được, Đảng và Nhà nước đã xử lý tới nơi tới
chốn, có những cán bộ lãnh đạo ở vị trí rất cao của đất nước đã từ chức vì liên
quan đến trách nhiệm trong đấu tranh tham nhũng, tiêu cực.
Cần làm gì để công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới?
Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực để
đảm bảo không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng, tiêu cực.
Từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực khu vực ngoài Nhà nước và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực, tích cực truy tìm và đưa về nước xử lý những kẻ
tham nhũng tiêu cực đã đào tẩu ra nước ngoài.
Khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý kiên quyết,
nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng và kỷ luật hành chính của Nhà nước;
kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất
kể người đó là ai và không chịu sự tác động không trong sáng của bất kỳ tổ chức,
cá nhân nào.
Cuốn sách cần được tuyên truyền rộng rãi trong nhân
dân vì như Tổng bí thư nói, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là
trách nhiệm cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua đó để củng cố
vững chắc hơn nữa niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước kiên quyết, kiên
trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét