Thời
gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chung sức, đồng lòng của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở Việt
Nam có những bước tiến quan trọng, rất đáng ghi nhận. Thế nhưng, với những âm
mưu, thủ đoạn thâm độc, các thế lực thù địch vẫn ra sức phủ nhận thành quả PCTN
của Đảng và dân tộc Việt Nam. Chúng quy chụp rằng: Tham nhũng ở Việt Nam là hệ
quả của việc Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo và việc PCTN thực chất
chỉ là một cuộc thanh trừng nội bộ. Đây là luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, phải
kiên quyết đấu tranh bác bỏ.
Mới
đây, ngày 21/8/2023 trên trang facebook Việt Tân, đối tượng Nguyễn Phương Đông
phát tán bài “Dịch bệnh, được gì và mất gì”, đối tượng Thái Hạo phát tán bài
“Tham nhũng và giải pháp trị căn nguyên”, nội dung xuyên tạc công tác PCTN của
Đảng, Nhà nước ta trong công tác phòng, chống dịch bệnh, kêu gọi thực hiện chế
độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” ở Việt Nam.
Thực
chất của giọng điệu ấy không gì khác là lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham
nhũng để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu hòng làm suy giảm uy tín tiến tới mục tiêu
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Khi
mà chúng ta chưa đẩy mạnh cuộc đấu tranh PCTN hoặc đã làm nhưng kết quả chưa rõ
nét thì họ cho rằng: “tham nhũng là bản chất của chế độ một đảng lãnh đạo”...
Khi Đảng và Nhà nước ta thể hiện quyết tâm chính trị, đẩy mạnh cuộc đấu tranh PCTN,
kiên quyết xử lý hàng loạt cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực
thì chúng lại tung ra những giọng điệu lạc lõng, dựng chuyện, xuyên tạc rằng thực
chất cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay là “cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”,
"là sự đấu đá nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam".
Cần
phải khẳng định rằng: Tham nhũng không chỉ xảy ra ở những nước có chế độ một đảng
duy nhất lãnh đạo như Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi, theo Tổ chức Minh bạch Quốc
tế, tham nhũng là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong đó, “phần lớn tham nhũng xảy ra ở các quốc gia có chế độ đa đảng, “tam
quyền phân lập”. Cụ thể, từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) đã công bố
chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) hằng năm (dựa trên dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài,
bao gồm Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công
ty tư vấn và các tổ chức khác). Đây là chỉ số toàn cầu hàng đầu về tham nhũng
trong khu vực công, cung cấp một cái nhìn tổng thể hằng năm về mức độ tham
nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều đó cho thấy, tham nhũng
là vấn nạn chung của mọi quốc gia, chứ không thuộc bất cứ đất nước, hay bộ máy
chính quyền nào.
Công
tác phòng, chống tham nhũng hiện nay của Đảng ta là không có “vùng cấm”, không
có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kỳ ai. Do đó, với quan điểm
trên, luận điệu xuyên tạc: “Phòng chống tham nhũng là đấu đá nội bộ, tranh
giành quyền lực”; “Đảng không thể đấu tranh phòng, chống tham nhũng”… là hoàn
toàn vô căn cứ.
Việc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng phát động, lãnh đạo đã thực
sự trở thành phong trào, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế
- xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước; đồng thời bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động
nhằm chống phá Đảng và Nhà nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét